CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng)

CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng)
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
26/04/2023 | 13:33

CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng)


Tuổi thơ ai cũng có ít nhiều những kỷ niệm gắn liền với chợ trong những lần theo mẹ, theo bà đi sắm tết. Mỗi thế hệ có mỗi kỷ niệm về chợ không giống nhau. Chợ thuở nghèo đói ngày trước gắn liền với quê nhà một nắng hai sương, bữa đói bữa no trong nếp nhà tranh có dáng mẹ hao gầy tảo tần khuya sớm, có hình bóng cha lặng lẽ với những nét đăm chiêu hằn lên gương mặt khắc khổ mỗi mùa giáp hạt. Ai đã có tuổi nhỏ từng đầu trần chân đất theo mẹ đến chợ bán củi, bán khoai sắn, được mẹ bớt chút tiền ít ỏi mua cho vài cái kẹo, xâu bánh, cứ da diết trong lòng hình bóng mẹ gắn với cuộc đời sâu nặng như biển rộng non cao. Kỷ niệm về chợ thường là những hoài cổ vui buồn, lay động ký ức mỗi khi nhớ về ngày thơ bé. Chợ là bức tranh kinh tế thương mại thu nhỏ của một vùng quê qua từng thời kỳ lịch sử. Quê hương đất nước đổi thay, đời sống vật chất ngày càng phong phú theo cơ chế thị trường, chợ quê nghèo ngày xưa hầu như không còn nữa. Chợ quê thời nay đã hội nhập, là vệ tinh của chợ thị thành.

Tôi nói đến một ngôi chợ có nhiều kỷ niệm gắn bó với tôi từ khi xa quê đến công tác và định cư tại thị trấn huyện lỵ. Đó là chợ Hồ Xá - Là chợ bậc anh, bậc chị so với các chợ nông thôn ở huyện Vĩnh Linh. Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Linh là đặc khu trực thuộc Trung ương. Hồ Xá là thị trấn có mặt cư dân từ nhiều miền quê ở miền Bắc và một số nơi ở miền Nam đến công tác, sống, bám trụ chiến đấu rồi định cư lâu dài tại đây. Chợ Hồ Xá nằm bên Quốc lộ 1A, ngày trước chỉ là một chợ bé nhỏ mang đậm nét chợ quê, hàng hóa nghèo nàn, chủ yếu là: các loại nông sản địa phương, cá tôm, rau, củi, vật đan lát gia dụng...Dân cư chưa quần tụ đông đúc, nên chợ ở đây cũng chỉ nhóm họp vào buổi chiều. Suốt thời gian dài trong cơ chế bao cấp, kinh tế chợ cũng chỉ là những mặt hàng mang tính mua bán hạn hẹp trong vùng với nhau. Hàng nông sản do nông dân sản xuất được từ những địa phương lân cạnh mang đến. Một số dân vùng biển bãi ngang, vùng đồng đưa các loại tôm, tép, cua, cá đến bày bán vào buổi chiều. Người đi lao động trên các ngả đồng về, người cơ quan nhà nước hết giờ làm việc trong ngày, tiện ghé qua chợ mua hàng. Hồi trước, cơ quan nhà nước đóng rải rác, nên lượng người không tập trung đông như bây giờ. Nếp mua bán đó lâu dần thành quen. Vì thế, một thời chợ Hồ Xá chính là chợ Chiều. Cái tên chợ Chiều đã trở thành quen thuộc một thời gian dài với các địa phương trong huyện. Dần dần, thị trấn Hồ Xá trở thành đô thị trung tâm Chính trị - Kinh tế thương mại - Văn hóa của huyện, dân cư quần tụ ngày càng đông đúc, cuộc sống ngày một đô hội, chợ từng bước khởi sắc theo biểu đồ phát triển dân cư cũng như kinh tế. Chợ Chiều chính thức trở thành tên gọi chợ Hồ Xá, là điểmgiao thương với nhiều nơi trong và ngoài huyệnVĩnh Linh, là trung tâm thương mại ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Quảng Trị.Chợ ngày càng đổi mới, hàng hóa phong phú, khách tiêu thụ ngày càng lớn. Chợ tấp nập nhộn nhịp từ sáng sớm đến chiều tối.

Cách đây hơn 25 năm(Năm 1992),Chợ Hồ Xá được được huyện đầu tư xây dựng lại kiên cố 2 tầng, rộng rãi, có hàng trăm lô quầy với hàng chục ngành hàng. Các quầy hàng buôn bán trong chợ không riêng gì người Vĩnh Linh, mà có nhiều người từ ngoài huyện, ngoài tỉnh đến bám trụ lâu dài, lấy chợ làm nơi thương mại, phát triển kinh tế bền vững. Từ một chợ truyền thống như các chợ quê, nay chợ Hồ Xá mang tầm vóc một chợ đô thị thời cơ chế thị trường, có đủ các loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu các đối tượng khách. Thị trấn Hồ Xá có 3 chợ đều nằm bên Quốc lộ 1A, đó là: chợ Hồ Xá (chợ Chiều trước đây), chợ Sáng và chợ Xép. Nhưng chợ Hồ Xá là chợ trung tâm, có quy mô lớn hơn, sầm uất hơn. Chợ Xép nằm ở cuối phía nam thị trấn, sát sông Hồ Xá, bên cạnh xí nghiệp gỗ Lê Thế Hiếu cũ. Một thời mọi người thường nói: Chợ Xép nhưng mà chắc, là vì chợ có cơ sở tồn tại tự nhiên từ xa xưa, trên bến dưới thuyền nhộn nhịp, khách thập phương tấp nập, hàng hóa đến bằng đường thủy là sông Hồ Xá, đường bộ là Quốc lộ 1A đều rất thuận tiện. Thời trước, chỗ nào có địa thế cận đồng ruộng, cận sông là dân tìm đến sinh kế làm ăn. Chợ Xép hình thành từ ý tưởng đó. Tiếp đến là chợ Sáng. Chợ Sáng cũng ra đời từ rất lâu, nằm ở khóm Nam Hải, nơi dân cư tập trung đông đúc, trước chợ là quốc lội 1A cạnh sông Hồ Xá xuôi về chợ Xép hòa vào sông Sa Lung. Gần chợ Sáng có nông trường Bến Hải, lượng công nhân và người lao động khá lớn. Sau này, để giản khoảng cách gần nhau giữa chợ Xép và chợ Sáng, huyện quyết định di chuyển chợ Sáng đến khu vực Công ty Vật tư cũ rộng rãi cao ráo hơn, cách chỗ cũ khoảng một cây số, trở thành chợ Hồ Xá II (Mọi người quen gọi là chợ Giữa). Trung tâm thị trấn Hồ Xá là nơi hầu hết các cơ quan nhà nướchuyện, tỉnh, Trung ươngđóng. Cán bộ, viên chức, người lao độngsinh sống và làm việc, mua sắm hàng ngày dựa vào3 chợ, nhưng tiêu thụ lớn nhất vẫn làchợ trung tâm Hồ Xá. Sức tiêu thụ của chợ trung tâm rất lớn. Để chợ hoạt động tốt, những người làm công tác quản lý chợ phải thực hiện hàng loạt công việc liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chống hàng giả hàng nhái…Để hoạt động kinh doanh, mua bán hiệu quả và thuận tiện, ngoài việc ổn định các lô quầy hàng hóa ở đình chợ, Ban quản lý đã sắp xếp lại các điểm kinh doanh ở khu vực chợ trời, ở khu vực đình cá, xây dựng và sửa chữa lại khu vực bán rau quả, hàng nông sản, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra ngăn chặn việc buôn bán ngoài phạm vi chợ gây ảnh hưởng giao thông cũng như mỹ quan đô thị, nghiêm cấm việc kinh doanh không lành mạnh như bán hàng kém chất lượng, hàng cấm, các đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực…Đơn vị đã xây dựng hệ thống an ninh tự quản ở các ngành hàng để hòa giải những bất đồng, vận động nhân dân tố giác kẻ tội phạm lừa đảo, bất minh trong kinh doanh. Đặc biệt, đơn vị xây dựng phương án bảo vệ an toàn các ca chợ, tạo điều kiện cho bà con kinh doanh buôn bán thuận lợi, nhất là các dịp cao điểm đông khách mua bán vào thời điểm lễ, tết. Nhiều năm trở lại đây, Ban quản lý chợ phối hợp chặt chẽ vời Đồn công an thị trấn Hồ Xá để kịp thời xử lý những vụ trộm cắp, gây mất trật tự công cộng, những vụ lừa đảo trong buôn bán được chấn chỉnh. Vì thế, những biểu hiện tiêu cực tại chợ cơ bản được đẩy lùi, khách đến chợ phấn khởi, yên tâm. Chợ Hồ Xá cũng như các chợ trên địa bàn thị trấn đang phấn đấu trở thành nơi giao lưu thương mại ngày càng phát triển, đồng thời nơi thể hiện nét đẹp văn hóa, văn minh của người dân bản xứ cũng như khách hàng gần xa. Nói là nơi chợ búa, trăm người bán, vạn người mua, chẳng ai hơi sức đâu mà để tâm đến sự chú ý của người xung quanh, nhưng thực ra không phải vậy. Người đi chợ thời nay giống như đi hội, cũng quần là áo lượt với đủ các loại phương tiện xe máy loại sang, phấn son đàng hoàng trước khi đến chợ. Khách bán khách mua lâu dần thành quen, cách xử thế cũng dịu dàng, thân thiện. Nhờ đến chợ, ngoài việc mua bán, người ta có thể tìm lại được nhau sau những tháng ngày cách biệt. Nhìn con người có nét ứng xử văn hóa, chỉ cần quan sát người ta đến chợ và cách giao tiếp của họ với bạn hàng. Chính vì thế, người xưa đã đúc rút kinh nghiệm qua câu ca:

Trai khôn kiếm vợ chợ đông

Gái khôn kiếm chồng ở chốn ba quân.

. Đó là nói đến văn hóa chợ liên quan trực tiếp đến tính nết con người, nhất là chị em phụ nữ. Điều ấy rất quan trọng. Những nàng dâu tương lai chớ xem nhẹ ý của người xưa. Trai gái đến chợ ngày tết, nhiều cặp phải lòng nhau rồi nên vợ thành chồng. Chợ là nơi lưu giữ hình bóng mẹ tháng ngày bươn chải nhọc nhằn mua sắm cho chồng con mọi thứ, từ cái ăn cái mặc, đến từng chút nhu cầu nhỏ bé nhất của mỗi thành viên trong gia đình. Chợ gắn liền tình cảm mỗi người với quê hương, bà con xóm giềng như giếng nước, ao làng, kỷ niệm chốn sinh thành một thuở khó nghèo đầy nhung nhớ. Có rất nhiều người con xa quê, mỗi lần về nhà ăn tết, vẫn đi thăm chợ ngày xuân, cứ bần thần nhớ về hình bóng mẹ lúc còn sống, bước chân dọc ngang khắp nẻo bán mua nhộn nhịp. Mẹ không còn, nhưng như thấy đâu đây dáng mẹ qua hình bóng những bà, những chị hối hả, tất bật trước sự đông vui, tấp nập của dòng người ra vào chợ. Chợ gắn liền với tình cảm của mọi gia đình, mọi người con đất Việt.

Chợ Hồ Xá bây giờ đã đi vào qui cũ của chợ đô thị.Mặc dù chợ trung tâm cấp huyện, kinh doanh và tiêu thụ không lớn như chợ cấp tỉnh, nhưng chợ Hồ Xá đã từng bước vươn lên, thể hiện được tầm vóc của một chợ đô thị của thời kỳ hội nhập. Hàng hóa đa dạng, tạo điều kiện cho sức mua tại chỗ ngày càng tăng. Hàng năm, cả 3 chợ ở thị trấn đã nộp ngân sách cho nhà nước đạt 100% kế hoạch đề ra. Huyện đã có dịp đối thoại, tháo gỡ khó khăn,tạo điều kiện cho hộ kinh doanhtại chợcó cơ hội phát triểnlâu dài, thu nhập tốt hơn.

Đoạn quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Hồ Xá hơn mười cây số, có 3 chợ đều nằm bên cạnh đường nhưng không hề kìm hãm, chia sẻ sức tiêu thụ của nhau. Các chợ vẫn diễn ra nhộn nhịp thường ngày. Nhất là vào dịp tết, ngày nghỉ, lượng khách rất lớn. Chứng tỏ rằng: thị trấn Hồ Xá đang phát triển với tốc độ nhanh, đều khắp. Ở đâu có chợ, ở đó hàng loạt loại hình dịch vụ phát triển, sự giàu có hiện hữu nhanh chóng, tỷ phú ngày càng nhiều, đúng với ý nghĩa: "Phi thương bất phú”. "Khó nhà giàu chợ”, đó là sự khẳng định từ xa xưa. Phát triển kinh tế chợ cũng là bước đột phá mũi kinh tế phi nông nghiệp trong cơ chế thị trường, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế địa phương, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của huyện. Các xã, thị trấn và huyện Vĩnh Linh chăm lo phát triển chợ cũng bới ý nghĩa sâu xa của nó liên quan đến nền kinh tế cũng như văn hóa, văn minh của vùng đất thời kinh tế thị trường. Thuở đói khổ, cái nghèo của chợ cũng như mỗi gia đình không thể che giấu. Thời khá giả, không cần nói ra, chỉ nhìnhàng hóa ở chợ, người ta sẽ thấy được sự đổi thay của vùng quê cũng như chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao theo thời gian.Ghé chợ Hồ Xá, mọi người sẽ cảm nhận được sức vươn kỳ diệu của vùng đất sau cuộc chiến tranh hủy diệt của giặc Mỹ và sức bứt phá đi lên mạnh mẽ sau ba mươi năm đổi mới của đất nước.

Tháng 9/2017

LNH

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Bài viết của bạn đọc, những người yêu quý quê hương Quảng Trị
ĐÔNG PRAY-MỘT THẮNG CẢNH Ở QUẢNG TRỊ - 28/10/2016
CÓ MỘT CHỢ PHIÊN NHƯ THẾ - 28/10/2016
BỎ BIÊN CHẾ ĐỂ GIẢM GÁNH NẶNG 11 TRIỆU NGƯỜI ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC - 28/10/2016
XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường - 25/01/2017
LỄ HỘI PHÁ TRẰM - 14/04/2017
GIẤC MƠ PHỐ THỊ GIỮA TRÙNG DƯƠNG- Lê Đức Dục - 24/06/2019
“RỒI MÙA TOÓC RẠ RƠM KHÔ…” Tùy bút của LÊ ĐỨC DỤC - 19/03/2017
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN Ở HẢI LĂNG QUẢNG TRỊ--Hồ Thanh Thoan - 19/03/2017
CAM LỘ – VÙNG ĐẤT NGỌT NGÀO-- Nguyễn Liễn - 15/04/2017
Hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, nông dân gặp khó - 23/04/2017
NĂM CON CHÓ, NÓI VỀ CHÓ - 24/02/2018
NGỤ NGÔN CỦA MẮM - 24/02/2018
NGỌN HẢI ĐĂNG MŨI LAY - 28/11/2018
GHI Ở LÀNG CHÀI VỊNH MỐC - 03/07/2019
NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ - 02/07/2019
TA NHỚ XỨ CÙA MÂY TRẮNG LẮM…” Lê Đức Dục - 17/07/2019
BÀI THƠ CHO SỨC KHỎE- Sưu tầm - 17/07/2019
HANG ĐỘNG BRAY QUẢNG TRỊ - 22/07/2019
VINH MOC TUNEL - 21/10/2019
NGƯỜI BÁN CÁ DƯỚI ĐÁY BIỂN - 30/10/2019
CHẾ LAN VIÊN, NƠI "ĐẤT HÓA TÂM HỒN"---Nguyễn Hoàn - 15/01/2020
NĂM CHUỘT NÓI VỀ THỊT CHUỘT - 21/02/2020
NHỮNG CHUYỆN VUI CỦA NĂM CON CHUỘT--Sưu tầm - 28/03/2020
CHIA NỬA VẦNG TRĂNG---Truyên của Ngọc Hương - 13/04/2020
NHỮNG CHUYỆN LẠ Ở QUẢNG TRỊ-SƯU TẦM - 04/11/2020
NHỮNG NĂM TÝ VẺ VANG TRONG LỊCH SỬ - 10/05/2020
NĂM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN CON TRÂU - 16/02/2021
DANH NHÂN VĂN HÓA NĂM TÂN SỮU - 25/02/2021
CON TRÂU VIỆT NAM - 15/05/2021
CHỢ PHIÊN CAM LỘVÀ GIẤC MƠ“TRÊN BẾN DƯỚI THUYỀN”--Lê Đức Dục - 30/07/2022
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Triệu Phong, Qủang Trị - 24/11/2022
NGHỀ DỆT THỔ CẦM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC PAKÔ Ở QUẢNG TRỊ--- Hồ Thanh Thoan - 21/12/2023
LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân - 01/01/2024
Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HồThanh Thoan - 05/08/2022
TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA RƯỢU- vui cười - 24/11/2022
NGHỀ LÀM NÓN LÁ Ở QUẢNG TRỊ - Hồ Thanh Thoan - 14/08/2022
CHUYỆN VUI CHO ĐỒNG HƯƠNG - 14/08/2022
CHỈ TRỘN CÓ MỘT NỬA THÔI - 17/08/2022
TẤM LÒNG VĂN NGHỆ SĨ VỚI ĐẢO CỒN CỎ ANH HÙNG---Ts. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị - 16/08/2022
EM CHỈ NÓI CHƠI THÔI MÀ - 17/08/2022
HẠNH PHÚC VÀ CHIA SẺ---LÊ ĐỨC DỤC - 29/08/2022
HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN - 08/09/2022
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN.... Hồ Thanh Thaon - 05/12/2022
SUỐI TÀ LAO VÀ SUỐI PACHAỞ XÃ TÀ LONG, HUYỆN ĐAKRÔNG,QUẢNG TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ----Hồ Thanh Thoan - 20/12/2023
ÁNHTRĂNGVƯỜNTRẦU--Ngọc Hương - 01/03/2023
MẸO VẶT CHO BÀ CON - 07/07/2023
CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng) - 26/04/2023
NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN RỒNG--Đông Hương - 23/02/2024
NĂM MỚI ĐẾN RỒI-THƠ ĐÀO TRƯỜNG SAN - 23/02/2024
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG - 26/02/2024
Trang 1/2: 1, 2  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website