XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường

XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
25/01/2017 | 10:35

XUÂN SANG RỘN RÃ HỘI LÀNG

Quanh năm làm lụng vất vả, đầu xuân khi tiết trời ấm áp, nông nhàn, dân quê lại tổ chức hội làng để nghỉ ngơi- thư giãn; ôn lại truyền thống- tập tục, tưởng nhớ cội nguồn và tri ân đối với những người có công với bản thân và làng xã, phát huy khối đại đoàn kết, tương ái tương trợ, niềm tự hào và tình yêu quê hương- xứ sở.


Hội làng thường diễn ra trong ba ngày: ngày vào hội, ngày chính hội và ngày giã hội gồm hai phần: Lễ là các nghi thức cầu cúng Trời Phật để xin mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và tưởng nhớ tiền nhân đã có công dựng làng, khởi nghiệp, đánh đuổi ngoại xâm. Trong đó thường thấy dâng hương, tế bái, rước kiệu, múa hát miêu tả sự tích của làng, xuất thân, chiến công và cảnh hóa thánh của các vị thành hoàng.


Hội là các hoạt động vui chơi nhằm chào đón quan khách, giao lưu văn nghệ, tụ tập và đình đám. Thường thấy các màn múa rồng- lân- ly- quy phụng, rối nước, hát thờ, chầu văn, quan họ, trống quân, xoan, ghẹo, đúm, ví, tuồng, chèo...; các trò vui như kéo co, đánh đu, leo cột mỡ, chạy vượt đồng, chạy hóa trang, thổi cơm gánh, bắt chạch trong chum, đập niêu, bịt mắt bắt dê... Nếu làng còn chuyên về nghề cá, nghề đi biển thì có thêm bơi chải, đua thuyền thúng, đan lưới, đi cà kheo, quăng chài...; làng thượng võ có chọi gà, chọi trâu, đá cầu, cướp cờ, đấu vật, cờ người, pháo đất, đánh roi, đi quyền,…


Để chuẩn bị cho hội làng, trước đó nhiều tháng người dân đã phải tụ tập tại khuôn viên đình, chùa bàn việc làng. Các giáp ở bốn phía đông tây nam bắc sẽ bầu ra ban tế tự và đô tùy làm việc công cho làng. Ban tế tự của làng thường là các cao lão gồm ít nhất một cụ tiên chỉ- chủ tế, bốn vị mạnh bái, bồi bái, đông xướng, tây xướng- phụ tế và mười thị vệ vận triều phục. Ngoài ra, các xóm cũng lập nên ban tế lễ riêng gồm hai nhóm nam và nữ vận trang phục truyền thống. Đô tùy là các tráng đinh khỏe mạnh và thanh nữ khéo léo có nhiệm vụ khênh kiệu, bưng phẩm vật, dâng rượu trà, thao diễn theo chủ tế. Trong các ngày lễ, mọi thành viên của ban tế tự và đô tùy đều phải trai giới, ăn nghỉ lánh đời đến hôm lễ mới ra mặt. Dân làng cũng đăng cai các trò vui, ăn uống và cắt đặt an ninh, trật tự trong suốt mùa hội. Khắp đình, chùa nơi đâu cũng cắm phên, treo cờ thần, cờ tướng, cờ tổ quốc, dựng các cây nêu, cây đu, cây còn sau này phục vụ các màn đánh đu, ném còn. Ở các bãi đất rộng, nhân dân dựng sạp bầy hàng phục vụ việc mua sắm ngày hội. Tiếng đài sập sình xen lẫn với nhạc lễ, tiếng tụng kinh, gõ mõ xôn xao. Đặc biệt trong chùa còn có biểu diễn hát kể hạnh, ở cửa đình có hát thờ, ven cổng làng, cổng ngõ có hát quan họ và các điểm văn hóa có hát nhà tơ chào đón khách. Người hát vừa bưng khay trầu, khay trà vừa mời khách bằng những lời ca ngọt ngào, niềm nở khiến ai nấy không thể không nán lại.

Trước hội một ngày, dân làng sẽ tổ chức rước nước - một tín ngưỡng phồn thực cầu nước từ xa xưa của cư dân nông nghiệp. Ban tế tự sẽ vào làm lễ xin kiệu gồm kiệu long đình, kiệu bát cống ở hậu cung đình, chùa và đặt trên đó một cái chóe to cùng đô tùy và nhân dân rước kiệu ra sông hoặc giếng làng múc nước về thực hiện lễ mộc dục: tắm tượng, lau rửa ngai thờ, tự khí, mũ, áo của Phật Thánh. Tiếp tục xin rước tượng từ hậu cung, điện thờ ra sân và pha nước thơm, tắm rửa cho tượng rồi lại rước về trang thờ. Nhân đó, các cụ phụ lão cũng làm văn tế kể về xuất xứ của làng, công lao, đức độ của thánh nhân, Trời Phật và những lời cầu mong của dân gian về một cuộc sống ấm no, thanh bình, đem cất trong hộp sơn đặt lên kiệu chuẩn bị rước ra đình, chùa.


Sáng chính hội, toàn thể dân làng sẽ rước kiệu đi vòng quanh các thôn xóm để hộ giá các vị thành hoàng, thần tiên, linh thú đang ngự ở các đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ trong phạm vi xóm ấp cùng về chùa thượng hoặc đình cả làm lễ dâng hương cho toàn dân vạn bái. Tùy điều kiện, có một hoặc vài, ba đám rước đi từ các điểm thờ khác nhau của làng, tuy nhiên khi ra đến đường chính sẽ nhập vào làm một. Đám rước vì vậy hết sức long trọng, náo nhiệt có sự tham gia của nhiều giáo phường, văn nghệ sĩ, giới, nghiệp và du khách. Đi đầu đám rước thường thấy đội hình múa lân, rồng, thao diễn võ thuật hoặc các màn sĩ nông công thương miêu tả cảnh sống trù phú và đa nghệ của làng quê, tiếp đó là đội tuần đinh, thị vệ do trai gái làng đóng cầm gươm, giáo, cờ quạt, võng, lọng; ban ngũ nhạc, bát âm, tứ tấu, tam tấu; tăng đoàn; ban tế tự đi cạnh các kiệu do các đô tùy khiêng và sau kiệu là toàn dân lũ lượt, chạy nhảy, níu kéo hồn nhiên. Với lòng ái mộ, sùng tín đến hội làng dù bận việc gì, người ta cũng gác lại. Mưa gió, nắng lửa thế nào, đám đông vẫn bao quanh đám rước ngưỡng vọng và đi theo đến khi đưa các vị thánh thần trở về cấm cung yên vị.

Đám rước dừng trước đại đình. Nhân dân túa ra hai bên nhường lối cho các cao tăng, đạo nhân mang lễ vật vào linh đường làm lễ tế hội đồng. Đầu tiên, ban tế tự của làng sẽ đại diện cho làng làm lễ dâng hương, rồi lễ dâng hoa, trà, oản, quả, thực, quần áo, mũ mã tuần tự trước hương án. Khi ban tế tự của làng thực hiện xong, các xóm thôn tiếp tục có mâm lễ riêng của xóm mình dâng lên Phật Thánh. Cuối cùng mỗi nhà dân mang đồ lễ của gia tộc dâng trước linh sàng. Lễ vật thường là các sản phẩm nông nghiệp do làng trồng, nuôi, đánh bắt được hoặc là đồ chế tác do các phường hội thủ công mỹ nghệ làng nghề làm nên. Tựu chung, phẩm vật cúng dàng gồm có cỗ quả gồm chín mâm, mỗi mâm có ít nhất một loại quả (thường là quả ngọt) như chuối, cam, bưởi, hồng, táo, na, đu đủ, xoài, dưa; cỗ bánh gồm chín mâm, mỗi mâm có ít nhất một loại bánh hoặc kẹo như bánh chưng, bánh dày, bánh giò, bánh cốm, bánh nếp, bánh tro, bánh gai, bánh đậu, bánh khảo; cỗ thực gồm chín mâm, mỗi mâm 12 món như giò, chả, nem, chạo, măng, bóng, miến, mọc, thịt, gà, tôm, cá. Ngoài ra còn có một đến ba mâm xôi hay cơm trắng đội một con lợn quay, thủ lợn hoặc gà trống cùng nhiều mâm oản, trà, thuốc, rượu và nước ngọt.

Ngoài lòng thành kính tưởng nhớ tiên tổ, dâng hương là dịp để làng báo cáo trước trời đất, quỷ thần những thành tích của thôn xóm, dòng họ trong một năm qua, ví dụ trong vụ thu hoạch vừa rồi đã đạt năng suất bao nhiêu tấn lúa, rau màu hay hoa trái, sản xuất được bao nhiêu tranh, gốm, khảm, lụa, có bao nhiêu cháu đỗ đại học, có bao nhiêu người trong làng là giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học... Đồng thời hứa hẹn sang năm mới, mùa mới sẽ thực hiện được những chỉ tiêu, những điều ước mong chi. Riêng mỗi người dân đến đình, chùa làm lễ còn để cầu xin cho mình những điều hạnh lợi như xin có con trai- con gái, gia đình yên ấm- hạnh phúc, tiền của- quan chức, sống lâu- khỏe mạnh...

Sau cử hành tất cả các nghi thức cúng tế, làng sẽ cho rước tượng, bài vị, kiệu thánh hoàn cung và gióng một hồi trống dài khai mạc hội. Tuy nhiên, từ trước đó khi các nghi lễ chưa dứt, thậm chí chưa bắt đầu thì ở nhiều nơi đã rậm rịch đủ trò. Bên các ao hồ, thủy đình trẻ con tụ tập xem múa rối nước. Những chú tễu, cô tễu sơn xanh sơn đỏ được các nghệ nhân dân gian cho nhảy múa và làm các cảnh lao động dập dềnh trên sóng. Giữa hồ, trên thuyền trai gái vừa chèo thuyền vừa hát các làn điệu quan họ, ví ghẹo tình tứ. Trên sân đình người già tập trung ở các chiếu chèo nghe kể chuyện đời xưa.... Đặc biệt nhiều thanh niên, thanh nữ không chỉ xem mà còn tham gia vào các cuộc thi đấu vui, phồn thực có thưởng của làng xóm. Vì không được tập luyện bài bản, lại chơi một cách vô tư, ngẫu hứng nên họ đem tới cho người xem rất nhiều tiếng cười vui, sảng khoái.


Hết màn chơi đu thấm mệt, mọi người tìm đến hàng quán ăn uống, cũng tới các đình, chùa, đền, miếu và nhà thờ trong làng làm cỗ, bồi bổ cơ thể và thưởng thức món ngon. Cỗ ở đình, chùa đều lấy từ đóng góp của làng và các cuộc thi nấu ăn ở hội, đầu tiên để cúng sau đó chia cho người dân làm cái lộc đầu năm nên ai cũng háo hức, hồ hởi, xem hội xong cả làng cùng kéo nhau ra đình, chùa ăn cỗ với tâm ý ăn cỗ làng là hưởng lộc của thần hoàng, sự ân huệ và xẻ chia của cộng đồng. Các mâm cỗ được bày đầy sân. Đầy đủ bánh trái, thịt, gà, cá, tôm, nem, giò, chả, xôi, chè... Cứ bốn người một cỗ, không khí vui nhộn khó tả. Không chỉ người làng, du khách thập phương đến chung vui cũng có phần.

Hội làng đã phản ánh một điều tất yếu của đời sống nông nghiệp là: Có làm thì cũng có chơi. Quanh năm kham khổ, chắt chiu đây là dịp mọi người thể hiện sự ăn ngon, mặc đẹp, khoe diễn những điều mới lạ. Ngoài ra cũng là dịp để người dân giới thiệu về làng nghề, danh lam thắng cảnh, các phong tục tập quán, để con cháu tha hương được trở về với cội nguồn, quê hương trong không khí ấm cúng, thân thiết. Điều quan trọng hơn, hội làng còn giúp duy trì và làm sống dậy những sinh hoạt văn hóa từ ngàn xưa, với cách ăn mặc, cách đi đứng nói năng, hành xử, các trang phục cổ truyền, trò chơi, món ăn tưởng chừng đã bị quên lãng.

Là một sự kiện cộng đồng, có tính chu kỳ, đến hẹn lại lên, hội làng luôn ghi dấu sâu sắc trong lòng mỗi người, đi đâu cũng thương nhớ bồi hồi, cứ đến ngày đó lại trảy hội về làng.


                                                              Bài và ảnh CHU MẠNH CƯỜNG


Xem thêm,xin mời vào trang trang Web:thienphuoc.com
Lên đầu trang   Trở lại  
 
Bài viết của bạn đọc, những người yêu quý quê hương Quảng Trị
ĐÔNG PRAY-MỘT THẮNG CẢNH Ở QUẢNG TRỊ - 28/10/2016
CÓ MỘT CHỢ PHIÊN NHƯ THẾ - 28/10/2016
BỎ BIÊN CHẾ ĐỂ GIẢM GÁNH NẶNG 11 TRIỆU NGƯỜI ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC - 28/10/2016
XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường - 25/01/2017
LỄ HỘI PHÁ TRẰM - 14/04/2017
GIẤC MƠ PHỐ THỊ GIỮA TRÙNG DƯƠNG- Lê Đức Dục - 24/06/2019
“RỒI MÙA TOÓC RẠ RƠM KHÔ…” Tùy bút của LÊ ĐỨC DỤC - 19/03/2017
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN Ở HẢI LĂNG QUẢNG TRỊ--Hồ Thanh Thoan - 19/03/2017
CAM LỘ – VÙNG ĐẤT NGỌT NGÀO-- Nguyễn Liễn - 15/04/2017
Hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, nông dân gặp khó - 23/04/2017
NĂM CON CHÓ, NÓI VỀ CHÓ - 24/02/2018
NGỤ NGÔN CỦA MẮM - 24/02/2018
NGỌN HẢI ĐĂNG MŨI LAY - 28/11/2018
GHI Ở LÀNG CHÀI VỊNH MỐC - 03/07/2019
NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ - 02/07/2019
TA NHỚ XỨ CÙA MÂY TRẮNG LẮM…” Lê Đức Dục - 17/07/2019
BÀI THƠ CHO SỨC KHỎE- Sưu tầm - 17/07/2019
HANG ĐỘNG BRAY QUẢNG TRỊ - 22/07/2019
VINH MOC TUNEL - 21/10/2019
NGƯỜI BÁN CÁ DƯỚI ĐÁY BIỂN - 30/10/2019
CHẾ LAN VIÊN, NƠI "ĐẤT HÓA TÂM HỒN"---Nguyễn Hoàn - 15/01/2020
NĂM CHUỘT NÓI VỀ THỊT CHUỘT - 21/02/2020
NHỮNG CHUYỆN VUI CỦA NĂM CON CHUỘT--Sưu tầm - 28/03/2020
CHIA NỬA VẦNG TRĂNG---Truyên của Ngọc Hương - 13/04/2020
NHỮNG CHUYỆN LẠ Ở QUẢNG TRỊ-SƯU TẦM - 04/11/2020
NHỮNG NĂM TÝ VẺ VANG TRONG LỊCH SỬ - 10/05/2020
NĂM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN CON TRÂU - 16/02/2021
DANH NHÂN VĂN HÓA NĂM TÂN SỮU - 25/02/2021
CON TRÂU VIỆT NAM - 15/05/2021
CHỢ PHIÊN CAM LỘVÀ GIẤC MƠ“TRÊN BẾN DƯỚI THUYỀN”--Lê Đức Dục - 30/07/2022
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Triệu Phong, Qủang Trị - 24/11/2022
NGHỀ DỆT THỔ CẦM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC PAKÔ Ở QUẢNG TRỊ--- Hồ Thanh Thoan - 21/12/2023
LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân - 01/01/2024
Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HồThanh Thoan - 05/08/2022
TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA RƯỢU- vui cười - 24/11/2022
NGHỀ LÀM NÓN LÁ Ở QUẢNG TRỊ - Hồ Thanh Thoan - 14/08/2022
CHUYỆN VUI CHO ĐỒNG HƯƠNG - 14/08/2022
CHỈ TRỘN CÓ MỘT NỬA THÔI - 17/08/2022
TẤM LÒNG VĂN NGHỆ SĨ VỚI ĐẢO CỒN CỎ ANH HÙNG---Ts. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị - 16/08/2022
EM CHỈ NÓI CHƠI THÔI MÀ - 17/08/2022
HẠNH PHÚC VÀ CHIA SẺ---LÊ ĐỨC DỤC - 29/08/2022
HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN - 08/09/2022
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN.... Hồ Thanh Thaon - 05/12/2022
SUỐI TÀ LAO VÀ SUỐI PACHAỞ XÃ TÀ LONG, HUYỆN ĐAKRÔNG,QUẢNG TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ----Hồ Thanh Thoan - 20/12/2023
ÁNHTRĂNGVƯỜNTRẦU--Ngọc Hương - 01/03/2023
MẸO VẶT CHO BÀ CON - 07/07/2023
CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng) - 26/04/2023
NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN RỒNG--Đông Hương - 23/02/2024
NĂM MỚI ĐẾN RỒI-THƠ ĐÀO TRƯỜNG SAN - 23/02/2024
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG - 26/02/2024
Trang 1/2: 1, 2  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website