Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HồThanh Thoan

Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HồThanh Thoan
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
05/08/2022 | 14:48

Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HThanh Thoan


Cầu ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung nước ta. Theo truyền thuyết lễ hội Cầu Ngư được bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải. Ông Nam Hải, thực ra là cá Voi, loài cá rất to lớn nhưng lại hiền hoà, thường cứu giúp những ngư dân mỗi khi gặp nạn trên biển, người ta gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Khi Cá Ông chết, trôi dạt vào bờ thuộc địa phận của làng biển nào, thì làng biển đó phải tổ chức lễ tang long trọng đồng thời lập đền thờ và cúng tế rất nghiêm trang.

Lễ tế Ông Nam Hải ngày nay thường được gọi là Lễ hội Cầu Ngư. Đối với cư dân vùng biển miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng, cầu ngư là hoạt động văn hóa dân gian, là tín ngưỡng tâm linh gắn liền công việc, sinh hoạt của những người làm nghề biển. Được truyền lại và tiếp nối qua nhiều thế hệ, lễ hội cầu ngư hàng năm diễn ra với niềm tin cầu cho quốc thái, dân an, ngư dân ra khơi thuận buồm, xuôi gió và gặt hái một mùa biển bội thu, đánh bắt được nhiều tôm cá…

Lễ hội cầu ngư đã có từ xa xưa, từ lúc làng, xã mới được hình thành. Hàng trăm năm nay, các thế hệ ngư dân cứ tiếp nối truyền thống và tổ chức hội vào dịp đầu Xuân. Ở các thôn Xuân Ngọc, Xuân Tiến, Tân Xuân, Long Hà, Tân Lợi (xã Gio Việt, huyện Gio Linh), thôn Phú Hội (xã Triệu An, huyện Triệu Phong), thôn Thâm Khê, Trung An (xã Hải Khê), thôn Mỹ thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng) thì tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, riêng ở thôn Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) thì tổ chức vào ngày rằm tháng năm, hầu hết những địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị luôn tổ chức lễ cầu ngư đều đặn, lễ hội đã trở thành một hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân vùng biển trước những chuyến ra khơi đầu năm mới. Qua lễ hội này, người dân địa phương kỳ vọng sẽ có một năm đánh bắt thuận lợi, thu hoạch được nhiều hải sản.

Để tiến hành một cuộc lễ trọn vẹn thì mọi công việc được chuẩn bị từ thời gian trước đó rất cẩn thận và chu đáo, từ việc chọn địa điểm lập đàn cúng tế đến việc chọn thuyền rước thần linh, thành lập ban nghi lễ, các phẩm vật dâng cúng đều được tính toán và sắp xếp một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng để tránh xảy ra những sai sót, vì theo quan niệm dân gian mọi sơ suất về lễ hội đều đưa đến điềm rũi ro trong năm cho mọi người. Sau khi mọi việc được chu tất, thì đúng ngày rằm đã định, từ sáng sớm dân trong làng đều tụ tập đông đủ nơi diễn ra lễ cúng, thanh niên trai tráng khuân vác bàn ghế, chiêng trống ra vị trí đã được định sẵn, phụ nữ lo việc bếp núc, nấu nướng, còn những bậc cao niên lo sửa soạn đồ lễ, khăn áo, mũ mão chỉnh tề để bắt đầu buổi lễ quan trọng đầu năm mới. Chính những vị này là đại diện cho các họ tộc trong làng cùng đến đây bày tỏ tấm lòng thành kính trước thần linh và những người đã khuất. Những lễ nghi đặc trưng như: Lễ tế giang sơn, lễ tế thập loại cô hồn, lễ cúng dương sao giải hạn, lễ nghinh thần nước, lễ tế đền thờ Cá Ông và lễ tạ dâng âm hồn, cuối cùng là lễ tất. Mọi nghi lễ đều được tuần tự và giữ gìn nguyên vẹn từ hàng thế kỷ đã qua.

Sau khi xong lễ tất, cả Chủ tế cũng như Ban tế lễ nghinh thần nước và toàn bộ bài vị của các vị thần lên 3 chiếc thuyền đã được trang trí sẵn rất sặc sở, đẹp mắt, giăng hoa, kết đèn, cờ tổ quốc, cờ hội, cờ phướn, lộng, kiệu hoa… còn tất cả dân làng lên những chiếc thuyền khác, dẫn đầu là thuyền rước các vị thần linh, còn thuyền dân đi sau hợp thành một đoàn cùng hướng ra biển cả. Mục đích là rước các vị thần ngao du ngắm cảnh ngày Xuân, xem tình hình để phù hộ cho bà con địa phương gặp phúc, gặp lộc trong năm. Trước khi ra biển, đoàn thuyền thường đi dọc theo chiều dài của làng rồi mới vươn xa, sau chuyến du Xuân đoàn thuyền quay về để chủ tế đưa thần trở lại nơi đã làm lễ rước. Cuối cùng, vị chủ tế và Ban tế lễ cùng toàn thể bà con dân làng rước bài vị của thần trở về an vị tại nơi thờ tự của làng. Lúc này lễ hội cầu ngư mới kết thúc trong sự hân hoan, vui vẻ của mọi người dân.

Suốt dọc một dãi đất từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, tỉnh nào cũng có biển và các làng chài sinh sống nhưng mỗi tỉnh có một cách tổ chức lễ hội riêng, mang đậm màu sắc của từng vùng miền và hoạt động này không thể thiếu ở những vùng bà con ngư dân cư ngụ trong thời điểm mùa Xuân, đây cũng là mùa của nhiều lễ hội trên cả nước cùng diễn ra. Lễ hội cầu ngư truyền thống hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng là nhằm động viên những gia đình cùng làm nghề biển của địa phương luôn đoàn kết, ngày ngày ra khơi bám biển góp phần nâng cao đời sống và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới tuyến biển của tổ quốc đồng thờivừa tạo khí thế thi đua lao động sản xuất, vừa bảo tồn và phát huy được nét văn hóa truyền thống của vùng biển. Đây cũng là mong ước của bà con khát vọng bình yên trong cuộc sống hàng ngày.

Sau phần lễ cầu ngư kết thúc là lúc phần hội bắt đầu diễn ra. Ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh được tổ chức nhiều nội dung như: hội thi đan lưới, hò chèo cạn và cuối cùng là hội đua thuyền truyền thống, nhằm tái dựng lại cuộc sống thường ngày của ngư dân làng chài thôn Vịnh Mốc, phát huy tinh thần anh dũng, kiên cường của những lão ngư địa phương trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã không ngại hy sinh, gian khổ để tiếp tế cho cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ anh hùng,

Ở thôn Thâm Khê, thôn Trung An (xã Hải Khê), thôn Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng) cũng tổ chức nhiều hoạt động như: Hội vật, hội thi bắt vịt dưới sông, cuối cùng cũng là môn đua thuyền và đây là trò chơi chính trong lễ hội. Một trò chơi tập thể có sức thu hút lớn đối với người tham gia thi đấu và cũng như người xem.

Còn ở các thôn Xuân Ngọc, Xuân Tiến, Tân Xuân, Long Hà, Tân Lợi (xãGio Việt, huyện Gio Linh) và thôn Phú Hội (xã Triệu An, huyện Triệu Phong) cũng tổ chức nhiều môn thi: Bịt mắt đập om, kéo co, đẩy gậy… nhưng môn chính vẫn là đua thuyền truyền thống như các xã khác.

Phần thưởng trao cho các giải của những cuộc thi tài cũng tùy thuộc vào kinh tế trong năm của làng, khi khá giả thì thưởng cả heo, bò, còn khi khó khăn thì chỉ là lời khen nhưng tất cả đều phải nổ lực, cố gắng vì đó là danh dự, là niềm tin của trai làng. Trong các môn thi đấu, thì đua thuyền là môn tập thể nên rất được chú trọng, đầu tư công sức khá nhiều. Ngoài các giải thưởng được trao cho các thuyền về nhất, nhì, ba; bên cạnh đó còn có giảiphá hoặc giảiHàng Xứ, đây là giải cao nhất thường được trao cho một trong số các đội đua của làng. Những trò chơi được tổ chức trong lễ hội cũng phần nào làm thắt chặt thêm mối đoàn kết, đề cao tinh thần thượng võ, động viên mọi người rèn luyện tài năng, sáng tạo trong lao động sản xuất.

Sau khi kết thúc cuộc chơi, mặc dù thắng hay thua thì các đội vẫn được dân làng mời rượu, mời nước, bắt tay trò chuyện thân thiện, vui vẻ rồi cả làng cùng mở tiệc mừng hoàn thành lễ hội, cuộc vui thường kéo dài đến tận khuya mới chấm dứt.

Ngoài việc chuẩn bị cho lễ hội cầu ngư chung của cả làng, thì mọi người, mọi gia đình ở địa phương đều tổ chức làm vệ sinh đường sá, ngõ xóm, nhà nhà đều có lễ cúng riêng, các tàu thuyền đều kết đèn, kết hoa, treo cờ rất đẹp mắt góp phần làm cho không khí lễ hội thêm rộn ràng, náo nhiệt, vì đây là thời gian mà toàn thể dân làng đang được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí để xoá tan những lo âu vất vả trong cuộc sống mưu sinh, chuẩn bị cho một vụ đánh bắt mới đầy hứa hẹn.

Đây là lễ hội mang hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không mang tính huyền bí siêu nhiên mà thật gần gũi với đời sống của ngư dân. Lễ hội là nơi giao hòa giữa cõi thiêng và trần thế, giữa thần thánh và con người, giữa đạo và đời. Mục đích của lễ hội là tưởng nhớ công ơn của các bậc thần linh, các bậc tiền nhân đã có công lập làng, mở cõi, truyền dạy lại nghề, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Ngoài ra, lễ hội còn có vai trò lớn trong việc tích lũy, kế thừa và cũng cố sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng ngày càng bền chặt.

Nghề đánh bắt thủy sản của dân tộc ta vốn có từ lâu đời, làm nghề biển là đi cùng với sóng gió, ngày xưa không có dụng cụ, phương tiện để dự báo thời tiết nên sự nguy hiểm trên biển là điều khó có thể lường trước được, người dân lúc nào cũng thấy cuộc sống của mình luôn lênh đênh giữa biển cả bao la, lại đối mặt với nhiều bất trắc, tai họa, sóng to gió lớn.Có lẽ vì thế màngười xưa tin vào vận mệnh hơn là tin vào bản thân mình và yếu tố thần linh phù trợ đã trở thành niềm tin, cứu cánh của ngư dân khi ra khơi bám biển, mặt khác cũng để cầu mong sự may mắn, cầu trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa và thu hoạch được nhiều hải sản.

Ngày nay do nguồn lợi của biển ngày một ít dần, nhiên liệu phục vụ cho việc ra khơi của các đội thuyền không ngừng tăng giá, lực lượng lao động trẻ, khoẻ đi tìm những việc làm khác có thu nhập cao hơn cả ở trong và ngoài nước, không còn mặn mà với nghề biển, những ngư dân có tay nghề, có kinh nghiệm thì ngày một khan hiếm nên việc duy trì các đội thuyền vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc tổ chức Lễ hội cầu ngư ở các địa phương trong và ngoài tỉnh sẽ góp phần khích lệ, động viên bà con tích cực bám biển, bám ngư trường để đánh bắt hải sản, góp phần làm giàu cho gia đình và quê hương.

Lễ hội Cầu Ngư hàng năm đã giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, hướng về cội nguồn và tạo nên sự cố kết cộng đồng của cư dân vùng biển, đã thể hiện niềm tin và ý chí vượt mọi gian lao để xây dựng cuộc sống tươi đẹp, lễ hội được tái hiện dưới hình thức tế lễ, các trò chơi truyền thống, những loại hình nghệ thuật cổ truyền và cũng từ đó nó trở thành chiếc nôi nuôi dưỡng vốn văn hóa dân gian của vùng miền, góp phần tạo nên nền tảng để xây dựng bản sắc văn hóa.Các hoạt động vui chơi cộng đồng này đã thu hút được sự quan tâm và cổ vũ của nhân dân, tạo nên mối đoàn kết, gắn bó không chỉ giữa những người cùng nghề biển, mà còn với các thành phần nghề nghiệp khác trong vùng.


                                                             HTT

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Bài viết của bạn đọc, những người yêu quý quê hương Quảng Trị
ĐÔNG PRAY-MỘT THẮNG CẢNH Ở QUẢNG TRỊ - 28/10/2016
CÓ MỘT CHỢ PHIÊN NHƯ THẾ - 28/10/2016
BỎ BIÊN CHẾ ĐỂ GIẢM GÁNH NẶNG 11 TRIỆU NGƯỜI ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC - 28/10/2016
XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường - 25/01/2017
LỄ HỘI PHÁ TRẰM - 14/04/2017
GIẤC MƠ PHỐ THỊ GIỮA TRÙNG DƯƠNG- Lê Đức Dục - 24/06/2019
“RỒI MÙA TOÓC RẠ RƠM KHÔ…” Tùy bút của LÊ ĐỨC DỤC - 19/03/2017
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN Ở HẢI LĂNG QUẢNG TRỊ--Hồ Thanh Thoan - 19/03/2017
CAM LỘ – VÙNG ĐẤT NGỌT NGÀO-- Nguyễn Liễn - 15/04/2017
Hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, nông dân gặp khó - 23/04/2017
NĂM CON CHÓ, NÓI VỀ CHÓ - 24/02/2018
NGỤ NGÔN CỦA MẮM - 24/02/2018
NGỌN HẢI ĐĂNG MŨI LAY - 28/11/2018
GHI Ở LÀNG CHÀI VỊNH MỐC - 03/07/2019
NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ - 02/07/2019
TA NHỚ XỨ CÙA MÂY TRẮNG LẮM…” Lê Đức Dục - 17/07/2019
BÀI THƠ CHO SỨC KHỎE- Sưu tầm - 17/07/2019
HANG ĐỘNG BRAY QUẢNG TRỊ - 22/07/2019
VINH MOC TUNEL - 21/10/2019
NGƯỜI BÁN CÁ DƯỚI ĐÁY BIỂN - 30/10/2019
CHẾ LAN VIÊN, NƠI "ĐẤT HÓA TÂM HỒN"---Nguyễn Hoàn - 15/01/2020
NĂM CHUỘT NÓI VỀ THỊT CHUỘT - 21/02/2020
NHỮNG CHUYỆN VUI CỦA NĂM CON CHUỘT--Sưu tầm - 28/03/2020
CHIA NỬA VẦNG TRĂNG---Truyên của Ngọc Hương - 13/04/2020
NHỮNG CHUYỆN LẠ Ở QUẢNG TRỊ-SƯU TẦM - 04/11/2020
NHỮNG NĂM TÝ VẺ VANG TRONG LỊCH SỬ - 10/05/2020
NĂM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN CON TRÂU - 16/02/2021
DANH NHÂN VĂN HÓA NĂM TÂN SỮU - 25/02/2021
CON TRÂU VIỆT NAM - 15/05/2021
CHỢ PHIÊN CAM LỘVÀ GIẤC MƠ“TRÊN BẾN DƯỚI THUYỀN”--Lê Đức Dục - 30/07/2022
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Triệu Phong, Qủang Trị - 24/11/2022
NGHỀ DỆT THỔ CẦM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC PAKÔ Ở QUẢNG TRỊ--- Hồ Thanh Thoan - 21/12/2023
LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân - 01/01/2024
Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HồThanh Thoan - 05/08/2022
TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA RƯỢU- vui cười - 24/11/2022
NGHỀ LÀM NÓN LÁ Ở QUẢNG TRỊ - Hồ Thanh Thoan - 14/08/2022
CHUYỆN VUI CHO ĐỒNG HƯƠNG - 14/08/2022
CHỈ TRỘN CÓ MỘT NỬA THÔI - 17/08/2022
TẤM LÒNG VĂN NGHỆ SĨ VỚI ĐẢO CỒN CỎ ANH HÙNG---Ts. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị - 16/08/2022
EM CHỈ NÓI CHƠI THÔI MÀ - 17/08/2022
HẠNH PHÚC VÀ CHIA SẺ---LÊ ĐỨC DỤC - 29/08/2022
HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN - 08/09/2022
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN.... Hồ Thanh Thaon - 05/12/2022
SUỐI TÀ LAO VÀ SUỐI PACHAỞ XÃ TÀ LONG, HUYỆN ĐAKRÔNG,QUẢNG TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ----Hồ Thanh Thoan - 20/12/2023
ÁNHTRĂNGVƯỜNTRẦU--Ngọc Hương - 01/03/2023
MẸO VẶT CHO BÀ CON - 07/07/2023
CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng) - 26/04/2023
NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN RỒNG--Đông Hương - 23/02/2024
NĂM MỚI ĐẾN RỒI-THƠ ĐÀO TRƯỜNG SAN - 23/02/2024
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG - 26/02/2024
Trang 1/2: 1, 2  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website