Phong tục thờ cúng linh hồn người sống của đồng bào PACO VÂN KIỀU

Phong  tục thờ cúng linh hồn  người sống của đồng bào PACO VÂN KIỀU
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
28/03/2024 | 13:49

Lập bàn thờ cho chính mình và người thân khi đang còn sống, nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đó là một phong tục độc đáo ít người biết, được đồng bào Vân Kiều sinh sống tại các huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị gìn giữ bao đời nay.

Gia đình ông Hồ Ra Mô tập trung thực hiện nghi lễ cúng "linh hồn người sống”

Cũng như mọi năm, cứ đến cuối tháng Giêng, ông Hồ Ra Mô (60 tuổi) ở thôn Húc Ván, xã Húc, huyện Hướng Hóa lại tất bật dọn dẹp bàn thờ để thực hiện nghi lễ cúng hồn người sống cho gia đình mình. Trên bàn thờ "hồn sống” của gia đình người Vân Kiều có rất nhiều đồ vật khác nhau là bởi mỗi đồ vật tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình. Tùy theo mức độ cúng "hồn” của từng người mà đồ vật đi kèm cũng có hình thù và vị trí đặt khác nhau. Những ai mới được cúng lần đầu thì linh hồn được thờ trong bát sứ có kiềng tre. Càng cúng lên cấp cao hơn thì bát càng lớn hơn được đặt trong những những ngôi nhà làm bằng tre nứa thu nhỏ. Tục thờ "hồn sống” bắt đầu từ khi đứa trẻ chào đời được một tháng tuổi. Lúc đó, cha mẹ sẽ làm lễ cúng đặt tên cho đứa trẻ để báo với các vị thần, tổ tiên về sự hiện diện của đứa trẻ trên thế gian. Người Vân Kiều quan niệm thờ "hồn” người sống cũng quan trọng giống như thờ "hồn” người đã khuất bởi mọi thay đổi trong cuộc sống đều liên quan đến vị thần bổn mạng. Mọi hoạt động tự ý chưa được xin phép lên bàn thờ người sống đều phải cúng tạ lỗi với thần bổn mạng. Vị trí bàn thờ vì vậy cũng được gia chủ đặt ở vị trí cao nhất trong nhà để tránh việc vô tình phạm thượng đến đấng thần linh.

Chỉ tay lên bàn thờ của gia đình được treo trên cao ở vị tí trang trọng trong căn nhà, ông Hồ Ra Mô giải thích: "Đây là tất cả linh hồn còn sống của các con cháu gia đình mình. Mỗi dịp đầu năm bố đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ, tươm tất để nguyện cầu sang năm mới gia đình làm ăn thuận lợi, khỏi phải đau ốm bệnh tật, cuộc sống đỡ vất vã hơn”. Hiện nay, đồng bào Vân Kiều sinh sống ở các huyện miền núi Quảng Trị vẫn duy trì phong tục thờ linh hồn của chính mình. Tuy đã có kết hợp giữa nét hiện đại và truyền thống nhưng về cơ bản vẫn giữ được y nguyên ý nghĩa ban đầu. Việc thờ "hồn người sống” giữa nam và nữ đã không có sự phân biệt nhưng có những luật lệ và những điều kiêng kỵ bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo. Đối với họ, mục đích của nghi lễ cúng là cầu mong cho phần hồn của mình được khỏe mạnh, bình an, nhất là được thành công, gặp may mắn trong cuộc sống. Việc thờ "hồn người sống” chỉ kết thúc khi nào người đó chết đi. Người chết sau đó sẽ được đưa qua Miếu Giàng. Những thứ liên quan trên bàn thờ người sống cũng sẽ được chôn theo cùng người đã mất. Lúc này linh hồn người đó sẽ được gia đình chuyển sang thờ cúng ở bàn thờ dành cho những người đã khuất. Tuy đời sống ngày càng hiện đại, văn hóa có nhiều nét ảnh hưởng từ người Kinh, nhưng tục thờ "hồn người sống” vẫn là một tục lệ được người Vân Kiều truyền từ đời này sang đời khác.

Người Vân Kiều thờ mỗi "linh hồn người sống” bằng một chiếc bát sứ

Hồ Pả Hăm, trưởng thôn Húc Thượng, xã Húc nói: "Dù giàu hay nghèo thì cũng phải tổ chức lễ cúng "hồn người sống”, tục lệ này không thể bỏ được. Bởi theo quan niệm, ở rừng núi cũng có thần, ở nhà cũng có thần nên người Vân Kiều phải luôn tuân thủ các lễ cúng để các vị thần phù hộ có đầy đủ các vật chất phục vụ cuộc sống được thuận lợi”. Già làng Hồ Pả Kăm, thôn Húc Ván, xã Húc cho biết, một năm một lần các gia đình đều tổ chức cúng cho từ con đến cháu. Việc cúng phải tập trung đông đủ mọi người chứng kiến và cùng nhau thực hiện nghi lễ. "Việc các thế hệ cùng tham gia nghi lễ là để con cháu biết cách thức cúng sao cho đúng, để khi thế hệ chúng tôi mất đi thì tục thờ "linh hồn người sống” vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền đến mai sau”, già làng Hồ Pả Kăm cho hay.

Đến bây giờ, hầu hết đồng bào Vân Kiều vẫn giữ được phong tục độc đáo này. Những chiếc "bàn thờ hồn người sống” của những thành viên trong gia đình được họ thận trọng đặt ở nơi liêng thiêng nhất của ngôi nhà. Với họ, tục lệ này chính là niềm tin mãnh liệt vào thế giới tâm linh của đại ngàn. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với sự thăng trầm của cả tộc người Vân Kiều trên dải Trường Sơn.

                                                                                       Đức Việt




Xem thêm,xin  mời  vào  trang Web:thienphuoc.com

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tin tức
CHÈ MÔN SÁP VÀNG-ĐẠC SẢN QUẢNG TRỊ - 24/04/2024
NHỮNG VỊ THUỐC TÊN RỒNG - 28/03/2024
CÁC MỐC LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM THÌN - 28/03/2024
Phong tục thờ cúng linh hồn người sống của đồng bào PACO VÂN KIỀU - 28/03/2024
CÀ PHÊ KHE SANH - 02/03/2024
MÓN MÍT LUỘC VĨNH LINH - 02/03/2024
TINH DẦU HOA HỒI LẠNG SƠN-đặc sản quý của người Việt, nhiều công dụng quý báu - 28/02/2024
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG - 26/02/2024
MÓN TU HUÝT- ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ - 23/02/2024
NĂM MỚI ĐẾN RỒI-THƠ ĐÀO TRƯỜNG SAN - 23/02/2024
NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN RỒNG--Đông Hương - 23/02/2024
LÁ VẰNG-ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ---Nguyễn Chương - 16/01/2024
RƯỢU SIM QUẢNG TRỊ - 16/01/2024
MÓN CÁ CHUỒN- ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ - 16/01/2024
LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân - 01/01/2024
CHÚC MÙNG NĂM MỚI 2024 - 01/01/2024
NGHỀ DỆT THỔ CẦM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC PAKÔ Ở QUẢNG TRỊ--- Hồ Thanh Thoan - 21/12/2023
THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ- ĐIỂM ĐẾN THÚ VỊ - 20/12/2023
SUỐI TÀ LAO VÀ SUỐI PACHAỞ XÃ TÀ LONG, HUYỆN ĐAKRÔNG,QUẢNG TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ----Hồ Thanh Thoan - 20/12/2023
THÔNG BÁO VỀ VIỆC GỬI BÀI VỠ CHO ĐẶC SAN NHỊP HIỀN LƯƠNG,XUÂN 2024 - 07/11/2023
QUYẾT ĐỊNH MỚI VỀ NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG TRỊ - 25/10/2023
MẸO VẶT CHO BÀ CON - 07/07/2023
NHỮNG CHUYỆN LẠ VỀ CON TRÂU - 07/07/2023
VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI SỨC KHỎE - 17/05/2023
TRÁI SIM QUẢNG TRỊ - 08/05/2023
địa đạo Mũi Si - Quảng Trị - 06/05/2023
THĂM BIỂN VĨNH THÁI, VĨNH LINH-Đông Hương - 06/05/2023
NGỌN HÃI ĐĂNG MŨI LAY VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ - 06/05/2023
CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng) - 26/04/2023
VUI CƯỜI CHO MỌI NGƯỜI - 15/03/2023
ÁNHTRĂNGVƯỜNTRẦU--Ngọc Hương - 01/03/2023
CÀ PHÊ KHE SANH LOẠI CÀ PHÊ NGON ĐẶC BIỆT - 15/02/2023
CÁC LOẠI MÈO ƯA CHUỘNG TẠI VIỆT NAM - 30/01/2023
CÁC GIỐNG MÈO TA VÀ MÈO NƯỚC NGOÀI - 29/01/2023
NĂM MÈO NÓI CHUYỆN MÈO - 28/01/2023
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN.... Hồ Thanh Thaon - 05/12/2022
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Triệu Phong, Qủang Trị - 24/11/2022
TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA RƯỢU- vui cười - 24/11/2022
CÁC MẸO VẮT CHO ĐỒNG HƯƠNG- - 24/11/2022
MÓN NUỐT QUẢNG TRỊ - 24/11/2022
THƯ MỜI GỬ BÀI CHO ĐẶC SAN NHỊP HIỀN LƯƠNG 2023 - 12/10/2022
MÓN HẾN - 10/09/2022
GIỐNG LÚA MA(LÚA TRỜI)-ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ - 08/09/2022
HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN - 08/09/2022
ỐC RUỐC- ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG - 01/09/2022
MÓN RẠM QUẢNG TRỊ - 29/08/2022
HẠNH PHÚC VÀ CHIA SẺ---LÊ ĐỨC DỤC - 29/08/2022
VÌ SAO NGƯỜI TA LẠI NUÔI CHÓ - 20/08/2022
ĐỂ GIẤC NGỦ NGON - 19/08/2022
EM CHỈ NÓI CHƠI THÔI MÀ - 17/08/2022
Trang 1/7: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website