Phong tục thờ cúng linh hồn người sống của đồng bào PACO VÂN KIỀU

Phong  tục thờ cúng linh hồn  người sống của đồng bào PACO VÂN KIỀU
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
28/03/2024 | 13:49

Lập bàn thờ cho chính mình và người thân khi đang còn sống, nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đó là một phong tục độc đáo ít người biết, được đồng bào Vân Kiều sinh sống tại các huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị gìn giữ bao đời nay.

Gia đình ông Hồ Ra Mô tập trung thực hiện nghi lễ cúng "linh hồn người sống”

Cũng như mọi năm, cứ đến cuối tháng Giêng, ông Hồ Ra Mô (60 tuổi) ở thôn Húc Ván, xã Húc, huyện Hướng Hóa lại tất bật dọn dẹp bàn thờ để thực hiện nghi lễ cúng hồn người sống cho gia đình mình. Trên bàn thờ "hồn sống” của gia đình người Vân Kiều có rất nhiều đồ vật khác nhau là bởi mỗi đồ vật tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình. Tùy theo mức độ cúng "hồn” của từng người mà đồ vật đi kèm cũng có hình thù và vị trí đặt khác nhau. Những ai mới được cúng lần đầu thì linh hồn được thờ trong bát sứ có kiềng tre. Càng cúng lên cấp cao hơn thì bát càng lớn hơn được đặt trong những những ngôi nhà làm bằng tre nứa thu nhỏ. Tục thờ "hồn sống” bắt đầu từ khi đứa trẻ chào đời được một tháng tuổi. Lúc đó, cha mẹ sẽ làm lễ cúng đặt tên cho đứa trẻ để báo với các vị thần, tổ tiên về sự hiện diện của đứa trẻ trên thế gian. Người Vân Kiều quan niệm thờ "hồn” người sống cũng quan trọng giống như thờ "hồn” người đã khuất bởi mọi thay đổi trong cuộc sống đều liên quan đến vị thần bổn mạng. Mọi hoạt động tự ý chưa được xin phép lên bàn thờ người sống đều phải cúng tạ lỗi với thần bổn mạng. Vị trí bàn thờ vì vậy cũng được gia chủ đặt ở vị trí cao nhất trong nhà để tránh việc vô tình phạm thượng đến đấng thần linh.

Chỉ tay lên bàn thờ của gia đình được treo trên cao ở vị tí trang trọng trong căn nhà, ông Hồ Ra Mô giải thích: "Đây là tất cả linh hồn còn sống của các con cháu gia đình mình. Mỗi dịp đầu năm bố đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ, tươm tất để nguyện cầu sang năm mới gia đình làm ăn thuận lợi, khỏi phải đau ốm bệnh tật, cuộc sống đỡ vất vã hơn”. Hiện nay, đồng bào Vân Kiều sinh sống ở các huyện miền núi Quảng Trị vẫn duy trì phong tục thờ linh hồn của chính mình. Tuy đã có kết hợp giữa nét hiện đại và truyền thống nhưng về cơ bản vẫn giữ được y nguyên ý nghĩa ban đầu. Việc thờ "hồn người sống” giữa nam và nữ đã không có sự phân biệt nhưng có những luật lệ và những điều kiêng kỵ bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo. Đối với họ, mục đích của nghi lễ cúng là cầu mong cho phần hồn của mình được khỏe mạnh, bình an, nhất là được thành công, gặp may mắn trong cuộc sống. Việc thờ "hồn người sống” chỉ kết thúc khi nào người đó chết đi. Người chết sau đó sẽ được đưa qua Miếu Giàng. Những thứ liên quan trên bàn thờ người sống cũng sẽ được chôn theo cùng người đã mất. Lúc này linh hồn người đó sẽ được gia đình chuyển sang thờ cúng ở bàn thờ dành cho những người đã khuất. Tuy đời sống ngày càng hiện đại, văn hóa có nhiều nét ảnh hưởng từ người Kinh, nhưng tục thờ "hồn người sống” vẫn là một tục lệ được người Vân Kiều truyền từ đời này sang đời khác.

Người Vân Kiều thờ mỗi "linh hồn người sống” bằng một chiếc bát sứ

Hồ Pả Hăm, trưởng thôn Húc Thượng, xã Húc nói: "Dù giàu hay nghèo thì cũng phải tổ chức lễ cúng "hồn người sống”, tục lệ này không thể bỏ được. Bởi theo quan niệm, ở rừng núi cũng có thần, ở nhà cũng có thần nên người Vân Kiều phải luôn tuân thủ các lễ cúng để các vị thần phù hộ có đầy đủ các vật chất phục vụ cuộc sống được thuận lợi”. Già làng Hồ Pả Kăm, thôn Húc Ván, xã Húc cho biết, một năm một lần các gia đình đều tổ chức cúng cho từ con đến cháu. Việc cúng phải tập trung đông đủ mọi người chứng kiến và cùng nhau thực hiện nghi lễ. "Việc các thế hệ cùng tham gia nghi lễ là để con cháu biết cách thức cúng sao cho đúng, để khi thế hệ chúng tôi mất đi thì tục thờ "linh hồn người sống” vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền đến mai sau”, già làng Hồ Pả Kăm cho hay.

Đến bây giờ, hầu hết đồng bào Vân Kiều vẫn giữ được phong tục độc đáo này. Những chiếc "bàn thờ hồn người sống” của những thành viên trong gia đình được họ thận trọng đặt ở nơi liêng thiêng nhất của ngôi nhà. Với họ, tục lệ này chính là niềm tin mãnh liệt vào thế giới tâm linh của đại ngàn. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với sự thăng trầm của cả tộc người Vân Kiều trên dải Trường Sơn.

                                                                                       Đức Việt




Xem thêm,xin  mời  vào  trang Web:thienphuoc.com

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tin tức
NGƯỜI TUỔI DẬU-2017 - 23/01/2017
10 SỰ KIỆN NỔI BẬT VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ TRONG NĂM 2016 - 22/01/2017
MÓN CÁ ĐÔ - 20/01/2017
MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TỪ 1-1-2017 - 19/01/2017
Câu Lạc Bộ Ca Nhạc HIỀN LƯƠNG tống kết năm - 09/01/2017
RAU QUẢ TRUNG QUỐC ÙN ÙN VÀO VIỆT NAM ĐÓN TẾT - 02/01/2017
RƯỢU KIM LONG - 21/12/2016
HẢI LĂNG TRỒNG THỬ NGHIỆM 2HA CÂY CHÈ VẰNG - 15/12/2016
BÁNH BỘT LỌC - 04/12/2016
MỰC ỐNG CỬA TÙNG - 04/12/2016
GIẾNG CỔ GIO AN - 04/12/2016
LÀNG CHÀI CỬA VIỆT - 04/12/2016
BÚN GẠO TRIỆU SƠN - 19/11/2016
ĐƯA 10 HỘ DÂN RA SỐNG Ở ĐẢO CỒN CỎ - 10/11/2016
RAU XÁ LÁCH XONG - 09/11/2016
NẾU ƯA MUA SẮM BẠN NÊN ĐẾN LAO BẢO - 09/11/2016
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG DÙNG LÒ VI SÓNG - 08/11/2016
BỘT QUẾ VÀ MẬT ONG-ĐẮP MẶT NẠ,LÀM ĐẸP DA, ,HẾT MỤN - 08/11/2016
CÁCH VỆ SINH CHO ỐNG KÍNH MÁY CHỤP HÌNH - 08/11/2016
VƯỢT QUA SỐ PHẬN - 29/10/2016
GƯƠNG NIX CỦA QUẢNG TRỊ - 29/10/2016
BỎ BIÊN CHẾ ĐỂ GIẢM GÁNH NẶNG 11 TRIỆU NGƯỜI ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC - 28/10/2016
CÓ MỘT CHỢ PHIÊN NHƯ THẾ - 28/10/2016
ĐÔNG PRAY-MỘT THẮNG CẢNH Ở QUẢNG TRỊ - 28/10/2016
RAU CÂU, DÙNG LÀM RAU SỐNG HAY LÀM BÁNH ĐÚC CÂU ĐỂ ĂN - 27/10/2016
CÂY NÉM- LÀM GIA VỊ ĐỒNG THỜI LÀ VỊ THUỐC - 27/10/2016
CON RẠM, ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ - 27/10/2016
HƯỚNG HÓA ĐƯỢC MÙA CÀ PHÊ - 25/10/2016
Trang 7/7: Trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website