HỒ Ở VIỆT NAM
Hổ là loài vật không lạ lẫm gì với người dân trong nước Việt Nam .Trước đây ở Việt Nam, hổ có khá nhiều, ngoài hổ các loài động vật khác như hươu, nai, lợn rừng, chồn, cáo… cũng lắm. Trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, bom đạn hủy diệt, rừng bị chất độc da cam tàn phá, nạn săn bắt thú rừng nhất là hổ tràn lan, môi trường biến đổi lớn , rừng bị thu hẹp dần, các loài thú kể cả hổ giờ đây không còn nhiều.
Hổ ở Việt Nam thuộc nhóm hổ Đông Dương, nhưng do môi trường sống bị thu hẹp, nạn săn bắt tràn lan, không kiểm soát được, nên hổ bị giết chết, bị săn bắt nhiều, dần cạn kiệt và gần như bị tuyệt chủng.
Lúc trước, hổsinh sốngở khắp vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảocủa nước ta. Những địa danh nổi tiếng có nhiều hổsinh sốngnhư ởBa Chẽ (Quảng Ninh), Quản Bạ (Hà Giang), Dốc Cun (Hòa Bình), Mường Nhé (Lai Châu), Ba Rền, U Bò, Trúc (Quảng Bình), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Phú Yên, Khánh Hòa, KBang (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum).Cái thời khi rừng già còn ngút ngàn, rừng ở ngay trước mặt nhà, các loài động vật có nhiều lắm, rất phong phú về chủng loại, trong đó có hổ. Thỉnh thoảng hổ xuống đồng bằng bắt trâu, bò, lợn kể cả bắt người để ăn thịt gây hoang mang cho người dân nhất là ở vùng miền Trung. Để đối phó với hổ, nhiều làng ở miền Trung đã hình thành đội quân bắt hổ với những cách bắt hổ(cọp) rất độc đáo và hiệu quả nỗi tiếng cả trong Nam ngoài Bắc như làng Thụy Ba, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hay làng Dùi Chiêng, nay là thôn Dùi Chiêng, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam…
Một thực tế đáng buồn là quần thể hổ suy giảm nhanh chóng từ khoảng 400 cá thể vào những năm 1970 xuống còn khoảng 200 cá thể vào năm 1998. Cũng trong thời điểmnày, tổ chức động vật hoang dã thế giớithống kê được 47 điểm tại Việt Nam có hổ sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc. Đến năm 2010, công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)Việt Nam ước tính có ít hơn 50 cá thể hổ còn sống ngoài tự nhiên.
Năm 2011, theo khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật tại 6 tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Điện Biên, Kon Tum và Đắc Lắc,ước tính quần thể hổ hoang dã chỉ còn khoảng từ 27 đến 47 cá thể (bao gồm cả các cá thể ở khu vực chung biên giới với Campuchia và Lào).
Đến năm 2015, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định ởViệt Nam chỉ còn dưới 5 cá thể hổ ngoài tự nhiên.
Tổ chức động vật hoang dã thế giới (WWF) ước tính ở Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 30 con hổ sống trong môi trường hoang dã trong tổng số 3.200 con trên toàn thế giới.Theo những số liệu trên, chứng tỏ con số hổ ở Việt Nam còn lại bao nhiên trong môi trường thiên nhiên cũng chưa xác định được chính xác, chỉ biết là hổ không còn nhiều, chúng sinh sống trong rừng già thuộc biên giới ba nước Đông Dương nên khó xác định.
Mới đây, sáng 4-8-2021, các lực lượng công an, kiểm lâm tỉnh Nghệ An kiểm tra tại nhà ông Nguyễn Văn Hiền, 39 tuổi và nhà bà Nguyễn Thị Định 50 tuổi tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, phát hiện trong nhà hai hộ này nuôi nhốt 17 con hổ trái phép,mỗi con hổ nặng trên dưới 200kg. Số hổ trên được chuyển về khu sinh thái Mường Thanh, Diễn Lâm, huyện Diễn Châu để chăm sóc, tuy nhiên 8/17 hổ đã bị chết. Bước đầu, hai gia đình này khai mua hổ từ Lào khi chúng còn nhỏ rồi đem về nuôi nhốt nhiều năm qua. Vụ việc đang được ngành chức năng điều tra làm rõ.
Ngày 6 tháng 1 năm 2021, phòng cảnh sát Môi Trường, công an Thái Nguyên, kết hợp với công an thị xã Phổ Yên, phát hiện ông Ngô Văn Quân, sinh năm 1971, ở xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, là Phó Bí Thư Đảng ủy, Chủ Tịch UBND xã Tiên Phong, giết mổ buôn bán hổ trái phép, thu giữ 1 bộ xương hổ, 2 bộ da hổ, 1 xa1x hổ đông lạnh, 1578 cao thành phẩm, tạm giữ ông Quân để điều tra làm rõ.
Qua những vụ việc này, càng minh chứng, số hổ hiện tại ở Việt Nam hay ở ba nước Đông Dương rất khó xác định, chỉ biết là số hổ không còn nhiều. Nếu các nước trong đó có chúng ta, không có một quyết sách đúng đắn để bảo tồn thì hổ ở Việt Nam sẽ bị xóa sổ là lẽ đương nhiên, không có gì để bàn cãi.