HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN

HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
08/09/2022 | 14:21

HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN---HỒ THANH THOAN

Hàng năm cứ đến dịp tết Nguyên Đán, khắp nơi ở các Thành, Thị, làng, xã trên mọi miền đất nước thường diễn ra hội kéo co giữa địa phương này với địa phương khác hoặc tại địa phương nhưng chia làm hai phe để tranh tài, đua sức.

Kéo co là một nghi lễ cổ xưa thường được diễn ra vào những ngày đầu Xuân hoặc trong các dịp ngày hội truyền thống để cầu mong sự sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa, bà con dân làng được bình an vô sự... Sau này người ta biến nó thành một hoạt động thể thao phổ biến và đó cũng là một trò chơithông dụng, đơn giản trên thế giới hiện nay, nó mang tính đồng đội và đương nhiên phải dùng đến sức mạnh của nhiều người. Kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng thời mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia cuộc chơi đó trong các dịp đón tết cổ truyền và các lễ hội khác. Ở khắp mọi miền trên đất nước ta, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống luôn hấp dẫn nhiều người cùng tham gia, chính các dịp đó, môn này là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được phía bên kia ngã về phía mình. Có môn kéo co nam, kéo co nữ, Có khi cả hai bên đều có cả nam lẫn nữ và có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng để tranh tài.

Tùy theo tục lệ của từng vùng miền mà cách tổ chức mỗi nơi một khác, ở phía Bắc, tại phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội), nghi lễ kéo co là hai phe ngồi trên đất, kéo bằng dây song luồn qua lỗ một cây cột gỗ chôn chặt xuống đất, thường được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch. Ở làng Xuân Lai (Sóc Sơn, Hà Nội) và ở phường Quảng Thuận (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại kéo bằng cọc tre, thường được tổ chức trong những ngày tết, mục đích chung là nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc.

Sau nghi lễ trình Thổ thần, Tổ tiên xong, các đội truyền tay nhau cây song, cùng đi ra bãi đất trống đã được chọn sẵn để thực hiện nghi thức kéo co ngồi.

Trước khi kéo, dây song được luồn qua một chiếc cột chôn xuống đất, hai đội cùng ngồi bệt xuống đất, chân co, chân duỗi, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo. Đội hình từng phe lần lượt ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người quay mặt bên kia của dây. Mỗi người một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, dây được kẹp chặt dưới nách của tay co. Sau khi có hiệu lệnh, hai bên bắt đầu kéo.

Cũng có nhiều địa phương chuẩn bị rất sớm dụng cụ cho trò chơi này, ngay từ sáng ngày 30 Tết, những thanh niên trai tráng cùng với một cụ cao tuổi trong làng đã đi khắp làngđể chọn hai cây tre đẹp nhất để làm tay kéo. Cây tre phải thẳng, ruột đặc, thân nhỏ, trên thân tre không có mắt sâu, kiến đục. Khi chặt hạ, không để xước cật, tránh để lưỡi dao phạm vào thân tre. Hoàn thành công việc, hai thanh niên nhanh nhẹn vác về sân đình. Để đảm bảo tính mỹ thuật và an toàn trong khi diễn ra trò chơi kéo co, tại đình làng các cụ cao tuổi tiếp tục kỳ công chuốt lại từng lóng tre. Tiếp đó, hai thanh niên đi mang ít rơm khô về để nơi góc sân đình để hơ lửa uốn tre.

Khi việc trau chuốt thân tre đã xong, việc tính toán điểm gập đã được kỹ càng, cũng là lúc ngọn lửa rơm rực sáng. Một điểm trên thân cây tre được hơ qua lửa nhằm tạo độ dẻo khi uốn gập hai cây tre vào nhau.

Sau đó, các cụ buộc rút cố định hai đầu cây tre chắc chắn. Khi tay kéo bằng tre được làm xong được treo lên trước cửa đình để thờ, chờ đến ngày khai hội.

Sáng ngày mồng 5 tết, giữa làn hơi sương của tiết trời mùa xuân, trên đám đất rộng phía trước đình treo rất nhiều cờ hội, các đội kéo co cùng với người dân đã dập dìu kéo nhau về nơi đây. Sân kéo co được khung lại theo hình chữ nhật bằng những sợi dây thừng. Lúc này, trên các đường làng người đến xem hội xúng xính trong bộ áo quần mới đứng chen dày háo hức chờ đợi khai cuộc kéo co.

Ở làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam, cũng tổ chức kéo co vào những ngày tết Nguyên Đán nhưng nét khác biệt là đã được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết, trước đây để xây dựng nghi lễ phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng, hàng năm được diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay, tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ. Trước khi vào kéo co, các đội sẽ rước lễ lên đền và làm lễ Thánh.

Tính đặc biệt của công cụ và cách thức thực hành nghi lễ trên là biểu trưng của âm dương. Ý nghĩa của trò diễn nghi lễ kéo co ngồi mang tính tâm linh, thể hiện mong muốn của cộng đồng là đội nào thắng sẽ mang lại điều may mắn cho làng xóm.

Ngoài cư dân vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thường xuyên thực hành kéo co, nghi lễ và trò chơi này còn đượccác tộc người ở miền núi phía Bắc như: Tày, Thái, Giáy ở tỉnh Lào Cai tổ chức.

Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả địa phương nơi sinh sống và cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được.

Không chỉ có dân tộc Kinh, mà ở nhiều dân tộc ít người khác ở Việt nam như dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy… cũng có tục kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng như kéo co bằng thừng, dây chão, kéo bằng gậy gỗ, kéo co bằng cách dang tay kéo người trực tiếp... Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng đều thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể.

Ngày nay, tro kéo co được đơn giản hóa, không dùng các vật liệu trên mà được thay bằng sợi dây thừng, phần nghi lễ tổ chức kéo co tại đình làng cũng bị mai một.

Những ngày đầu xuân, trong không khí sum vầy, đoàn tụ vui xuân đón tết, ở khắp các làng quê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình lại tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động vui xuân. Hội kéo co ngày xuân ở phường Quảng Thuận đã thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng và trở thành ngày hội đầu xuân, là nét văn hóa truyền thống được lưu truyền qua bao đời nay.

Trong xã hội hiện đại, trò kéo co vẫn là trò chơi phổ biến trong xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, người lao động...

Kéo co nghi lễ rất cổ của vùng Đông Nam Á, ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở các nước Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mỗi nơi có cách thức thể hiện riêng nhưng tinh thần chung là mong muốn sự phồn thực, sinh sôi, phát triển.

Đến nay Việt nam đã hoàn tất hồ sơ "Nghi lễ và trò chơi kéo co" để trình lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc( UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015. Việc Việt nam, Hàn Quốc, Campuchia và Phillipines cùng tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia "Nghi lễ và trò chơi Kéo co” không chỉ góp phần tôn vinh một nét văn hoá của Việt nam, mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực.

                                      HTT

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Bài viết của bạn đọc, những người yêu quý quê hương Quảng Trị
ĐÔNG PRAY-MỘT THẮNG CẢNH Ở QUẢNG TRỊ - 28/10/2016
CÓ MỘT CHỢ PHIÊN NHƯ THẾ - 28/10/2016
BỎ BIÊN CHẾ ĐỂ GIẢM GÁNH NẶNG 11 TRIỆU NGƯỜI ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC - 28/10/2016
XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường - 25/01/2017
LỄ HỘI PHÁ TRẰM - 14/04/2017
GIẤC MƠ PHỐ THỊ GIỮA TRÙNG DƯƠNG- Lê Đức Dục - 24/06/2019
“RỒI MÙA TOÓC RẠ RƠM KHÔ…” Tùy bút của LÊ ĐỨC DỤC - 19/03/2017
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN Ở HẢI LĂNG QUẢNG TRỊ--Hồ Thanh Thoan - 19/03/2017
CAM LỘ – VÙNG ĐẤT NGỌT NGÀO-- Nguyễn Liễn - 15/04/2017
Hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, nông dân gặp khó - 23/04/2017
NĂM CON CHÓ, NÓI VỀ CHÓ - 24/02/2018
NGỤ NGÔN CỦA MẮM - 24/02/2018
NGỌN HẢI ĐĂNG MŨI LAY - 28/11/2018
GHI Ở LÀNG CHÀI VỊNH MỐC - 03/07/2019
NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ - 02/07/2019
TA NHỚ XỨ CÙA MÂY TRẮNG LẮM…” Lê Đức Dục - 17/07/2019
BÀI THƠ CHO SỨC KHỎE- Sưu tầm - 17/07/2019
HANG ĐỘNG BRAY QUẢNG TRỊ - 22/07/2019
VINH MOC TUNEL - 21/10/2019
NGƯỜI BÁN CÁ DƯỚI ĐÁY BIỂN - 30/10/2019
CHẾ LAN VIÊN, NƠI "ĐẤT HÓA TÂM HỒN"---Nguyễn Hoàn - 15/01/2020
NĂM CHUỘT NÓI VỀ THỊT CHUỘT - 21/02/2020
NHỮNG CHUYỆN VUI CỦA NĂM CON CHUỘT--Sưu tầm - 28/03/2020
CHIA NỬA VẦNG TRĂNG---Truyên của Ngọc Hương - 13/04/2020
NHỮNG CHUYỆN LẠ Ở QUẢNG TRỊ-SƯU TẦM - 04/11/2020
NHỮNG NĂM TÝ VẺ VANG TRONG LỊCH SỬ - 10/05/2020
NĂM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN CON TRÂU - 16/02/2021
DANH NHÂN VĂN HÓA NĂM TÂN SỮU - 25/02/2021
CON TRÂU VIỆT NAM - 15/05/2021
CHỢ PHIÊN CAM LỘVÀ GIẤC MƠ“TRÊN BẾN DƯỚI THUYỀN”--Lê Đức Dục - 30/07/2022
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Triệu Phong, Qủang Trị - 24/11/2022
NGHỀ DỆT THỔ CẦM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC PAKÔ Ở QUẢNG TRỊ--- Hồ Thanh Thoan - 21/12/2023
LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân - 01/01/2024
Lễ hội cầu ngư ở Quảng Trị--HồThanh Thoan - 05/08/2022
TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA RƯỢU- vui cười - 24/11/2022
NGHỀ LÀM NÓN LÁ Ở QUẢNG TRỊ - Hồ Thanh Thoan - 14/08/2022
CHUYỆN VUI CHO ĐỒNG HƯƠNG - 14/08/2022
CHỈ TRỘN CÓ MỘT NỬA THÔI - 17/08/2022
TẤM LÒNG VĂN NGHỆ SĨ VỚI ĐẢO CỒN CỎ ANH HÙNG---Ts. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị - 16/08/2022
EM CHỈ NÓI CHƠI THÔI MÀ - 17/08/2022
HẠNH PHÚC VÀ CHIA SẺ---LÊ ĐỨC DỤC - 29/08/2022
HỘI KÉO CO NGÀY XUÂN-HỒ THANH THOAN - 08/09/2022
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN.... Hồ Thanh Thaon - 05/12/2022
SUỐI TÀ LAO VÀ SUỐI PACHAỞ XÃ TÀ LONG, HUYỆN ĐAKRÔNG,QUẢNG TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ----Hồ Thanh Thoan - 20/12/2023
ÁNHTRĂNGVƯỜNTRẦU--Ngọc Hương - 01/03/2023
MẸO VẶT CHO BÀ CON - 07/07/2023
CHỢ CHIỀU HỒ XÁ BÂY GIỜ...(Lê Nguyên Hồng) - 04/05/2024
NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN RỒNG--Đông Hương - 23/02/2024
NĂM MỚI ĐẾN RỒI-THƠ ĐÀO TRƯỜNG SAN - 23/02/2024
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG - 26/02/2024
Trang 1/2: 1, 2  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website