NHỮNG VÙNG ĐẤT QUẢNG TRỊ
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Triệu Phong, Qủang Trị
Chùa Tịnh Quang là một ngôi chùa nằm trên một vùng núi phía tây – nam làng Ái Tử, thuộc huyệnTriệu Phong, tỉnhQuảng Trị). Đây là ngôi tổ đình duy nhất của tỉnhV, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông - biểu tượng tâm linh củaPhật giáo Quảng Trị. Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang hay Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang là một ngôi tổ đình duy nhất của tỉnh Quảng Trị, tọa lạc tại Bàu Voi, thôn Ái Tửthuộc thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong.
Ngôi chùa này được biết đến với những tên gọi khác nhau.Tên gọi ban đầu là Am Tịnh Độ, ngoài ra hiện tại còn có những tên gọi khác như Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Tịnh Quang Tự hay được gọi ngắn gọn là Chùa Sắc Tứ.
Sách Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là chùa Tịnh Nghiệp. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh.
Sách Du lịch Bắc miền Trung (NXB. Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, 2001) cho biết chùa có tên là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ "Sắc tứ Tịnh Quang Tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Trong Kỷ yếu lễ khánh thành Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (2001), nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát cho biết, nếu không ra đời trước năm 1558 thì đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm tại Ái Tử, chắc chắn ngôi chùa này đã xuất hiện rồi. Đến khoảng những năm 1600 – 1650, chắc hẳn đã có nhiều vị thiền sư nổi tiếng đến trụ trì ở đây, mà hiện nay ta chỉ biêt tên hai vị. Đó là Lục Hồ Viên Cảnh, bổn sư của Thiền sư Minh Châu Hương Hải và Đại Thâm Viên Quang, vị thầy đã dạy về thiền lý cho Minh Châu Hương Hải.
Chùa đã qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất với kinh phí gần 2 tỷ đồng do Hòa thượng Thích Chánh Liêm làm Trưởng ban Tái thiết. Lễ đặt đá trùng tu được cử hành vào ngày 26-3-1997. Ngôi chùa hiện nay có chiều sâu 31m, rộng 27m, cao gần 15m, đã tổ chức khánh thành trang nghiêm trọng thể vào ngày 12 – 3 – 2001 (18 – 2 năm Tân Tỵ).
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Điện chính giữa thờ Tam Thế Phật. Chùa có pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2700 kg, đúc năm 1997 và chiếc trống lớn bằng da trâu, đường kính mặt trống là 165 cm.
Chùa còn có một lễ hội giỗ Tổ hàng năm vào ngày18 tháng 2 âm lịchvới sự phối hợp tổ chức của Ban trị sự Tỉnh hội và Ban Tái thiết (đại diện Hội Tăng Ni Phật tử đồng hương chịu phần tài khoản). Lễ hội giỗ Tổ được tổ chức rất quy mô, đạt tầm mức một lễ hội lớn tại khu vực, quy tụ hàng ngàn Tăng Ni và tín đồ Phật tử đồng hương khắp đất nước trở về cùng với Tăng Ni và hàng ngàn quần chúng Phật tử tại địa phương.
Sau nghi thức nguyện hương, những ngọnnếnđược thắp sáng lung linh kết hợp với mùihương trầmphảng phất và dòngngười tham dự tại buổi lễ,đã để lại những cảm xúc khó quên của người dựcho du khách.
Tuy các lễ hội này mới được tổ chức trong những năm gần đây nhưng loại hình lễ hội này được đông đảo nhiều người quan tâm, được bạn bè trong nước và thế giới chờ đón, để lại dấu ấn skhó quên.
Hiện nay chùa là nơi bà con và du khách đến viếng lễ Phật, tham quan khung cảnh đẹp và yên tĩnh trong những ngày nghỉ, tạo nên sự thoải mái và để tâm an.
Chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp bằng xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóaQuốc gia theo quyết định số 2009/QĐ-BVHTT ngày 15/11/1991.
Nếu có dịp bạn nên đến chùa Tứ Sắc Tịnh Quang một chuyến cho biết một ngôi chùa cổ có nhiều nét đặc sắc trên vùng đất Quảng Trị đầy nắng gió này. Chắc chắn bạn sẽ thích!
Du lịch