NĂM HỔ NÓI CHUYỆN HỔ

NĂM HỔ NÓI CHUYỆN HỔ
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
10/07/2022 | 09:19

NĂM NHÂM DẦN, NÓI CHUYỆN HỔ

Hổ là loài vật mà cả thế giới đều biết đến vì hổ có mặt khắp nơi với dáng dấp đặc biệt ấn tượng, nhanh nhẹn, mạnh mẻ và rất đáng sợ với mọi đối thủ, vì vậy nên hổ được gọi là chúa tể rừng xanh. Với Hổ ít ai gọi cộc lốc mà rất tôn kính như ông Hổ, ngài Hổ…nói lên sự oai phong của loài vật này. Hổ còn gọi là Hùm, Ông ba mươi,là loài động vật chuyên ăn thịt, có chiều dài thân trong khoảng từ 180cm đến280 cm, đuôi hổ dài 90 cm, cơ thể nặng đến 272 kg. Hổ rất khỏe, chạy nhanh, có thể bắt con mồi nặng hơn nó nhiều lần, có thể săn bắt trên cạn, hay bơi dưới nướctừ vài cây số và còn có thể trèo cả trên cây, rất đa năng, rất đáng sợ.

Trước đây, hổ là loai động vật xuất hiện phương Bắc, di cư dần xuống phía Nam. Ngày nay,Hổ chủ yếu phân bố ở khu vực châu Á bao gồm: Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, khu vực ba nước Đông Dương, Indonexia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hổ sống trong rừng sâu, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, bò…,vv… Hổcũng có thể bắt ăn thịt các loại con mồi cỡ lớnhay cỡ nhỏ,tùy theo hoàn cảnh cho phépvà khi cần thiết để giải quyết nhu cầu ăn uống của hổ hàng ngày.

CÁC LOẠI HỔ CÓ TRÊN THẾ GIỚI

Loài hổ trên thế giới có từ lâu và cũng là một trong những loài thú rất đáng sợ đối với các con vật khác. Hổ rất dễ để nhận ra do hổ có hình dáng và bộ lông khác biệt với nhửng con vật khác. Trên thế giới trước đây hổ có nhiều, sống rải rác ở nhiều khu vực.

Tuy nhiên cũng thật lạ, cho đến nay không có một số liệu thật chính xác nào về loài hổ. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta đã xác định hổ có 9 loại, song đã có 3 loại hổ bị tuyệt chúng, số hổ còn lại cũng thưa dần và đang đứng trước nguy cơ sẽ không còn nếu không có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ.

Các loại hổ mà loài người đã biết đến như sau:

1- Hổ Hoa Nam(Panthera tigris amoyensis)là loại hổcó nhiều ở vùng Hoa Nam Trung Quốc. Loài hổ Hoa Nam đang nằm trong tình trạng rất nguy hiểm và cũng gần như sẽ bị tuyệt chủng. Con hổ cuối cùng được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã bị bắn hạ vào năm 1994, trong hai mươi năm gần đây nhất, người ta không nhìn thấy một con hổ còn sống nào trong khu vực đó nữa.vào năm  1959, Chủ Tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốctuyên bố rằng hổ là một con vật có hại, không được bảo vệ và số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con trong năm 1976.

Đến năm 1977,Chính phủ Trung Quốc nhìn nhận lại vấn đề,đã sửa đổi lại luật,cấm việc giết loài hổ hoangdã, việc bảo vệ loài hổ được đặt ra nghiêm túc nhưng có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ loài hổ hoang dã ở đây.

Trung Quốc, theo số liệu khó kiểm chứng, Hổ Hoa Nam giờ chỉ còn 59 con hổ đang nuôi,chúng chỉ sinh được có sáu con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn cũng trở nên khá rõ nét.

2- Hổ Sumatra(Panthera tigris sumatrae). Là loại hổ được tìm thấy ở đảo Sumatra của Indonesia. Quần thể hổ hoang dã có khoảng 400 đến 500 con, nằm chủ yếu ở 5 vườn quốc gia trên đảo. Tuy nhiên cũng giống như ở các nới khác, sự phá hủy môi trường sống, nạn săn bắt, mua bán động vật hoang dã tràn lanlà mối đe dọa chính chosự tồn tại của quần thể này (việc săn bắt thậm chí còn diễn ra trong các vườn quốc gia nằm dưới sự bảo vệ), có đến 66 con hổ đã bị bắn giết trong những năm từ năm 1998đếnnăm 2000chiếm gần 20% tổng số hổ.

3- Hổ Siberi(Panthera tigris altaica), còn gọi là hổ Amur hay hổ Mãn Châu(Trung Quốc gọi là hổ Đông Bắc). Toàn bộ số hổ Siberi sinh sống trong khu vực rất bị hạn chế của miền đông nước Nga, hiện nay hổ Siberi đang được bảo vệ.

Trong tự nhiên,hổ Siberi có ít hơn, trước đây có khoảng400 con,giờ đã tăng lên đươc 540 con. Trong tương lai, quần thể nàykhó tồn tại về mặt di truyền, do thảm họa tiềm ẩn của việc lai cùng dòng. Hổ Siberia là nòi hổ có kích thước lớn nhất với con đực thường dài trung bình 2,7 mét và nặng khoảng 360kg, có bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt.

4-Hổ Mã LaiPanthera tigris jacksoni, đồng nghĩa: Panthera tigris malayensis),tiếng Mã Lai: Harimau Malaya), được tìm thấy tại khu vực phía Nam của Bán đảo Mã Lai.

Hiện tại, người ta ước tính có khoảng 600-800 cá thể hổ Mã Lai trong tự nhiên, trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengan và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang gặp nguy cấp. Về kích thước, trọng lượng và sức mạnh thì nó gần giống như hổ Đông Dương.

5-Hổ Đông Dương(Panthera tigris corbetti), được thấy ở Cambidia,,Trung Quốc, Lào, Malaisia, Miama, Thái Lan và Việt Nam. Hổ Đông Dương ước tính có khoảng từ1.200 đến 1.800 con. Hổ Đông Dương hiện sống nhiều nhất ở Malaysia, nơi việc săn bắn trộm bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng chúng cũng nằm ở mức nguy hiểm cao do sự phân tán nơi sinh sống vàlai cùng dòng. Tại Việt Nam, tình hình không tốt lắm, gần 3/4 số lượng hổ đã bị giết hiện còn lại rất ít.

6- Hổ Bengan(Panthera tigris tigris) được tìm thấy trong rừng già và đồng cỏ của Bandalesh, Ấn Độ, Butan, Trung Quốc và Nepan.Loại hồ này thuộc con vật quốc gia của cả Bangladesh và Ấn Độ.

Số lượng hổ hoang dã ước tính có khoảng dưới 2.000 con,phần lớn chúng sống ở Ấn Độ và Bangladesh. Hổ Bengal này phải chịu nhiều áp lực để sinh tốn từ việc thu nhỏ môi trường sống tới việc săn bắn trộmngày một trầm trọng. Ở Ấn Độ,một dự án bảo tồn loài hổ được bắt đầu từ năm 1972,nhưng không đạt được những thành công đáng kể trong việc bảo vệ loài hổ này.

7-Hổ Bali(Panthera tigris balica).Loại hổ này có trên đảo  Bali. HBali cũng bị săn bắn nhiều cho đến khi tuyệt chủng. Con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27-9-1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hundu Bali.

8-Hổ Java(Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Hổ Javanày đã bị tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, hậu quả của việc săn bắt tràn lanvà phá hủy môi trường sống. Con hổ cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1979.

9-Hổ Caspi hay hổ Ba Tư(Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Trước kia, chúng phân bố ở Afganistan, Iran, Irac, Pakistan, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tóm lại, hổ là một loài vật được con người săn bắt, buôn bán nhiều và rất đáng ngại. Nhiều nước đang nuôi nhốt nhiều con hổ để giết. Ở Mỹ theo ước tính có khoảng 5000 con hổ nuôi nhốt. Ở Liên minh châu Âu có khoảng 850 con hổ nuôi nhốt. Lào cũng là nước gia tăng việc nuôi nhốt hổ.. Số hổ nuôi nhốt chủ yếu để giết mổ nấu cao hổ cốt, lấy răng nanh, lấy da để bán thu lợi lớn, càng kích thích việc săn bắt hổ hoang dã. Số hổ hoang dã ở trên thế giới còn lại với số lượng rất ít và với tình trạng săn bắt, mua bán bất hợp phát sôi động như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa hổ hoang dã sẽ không còn. Muốn bảo tồn loài thú hiếm này thì các nước cần phải chung tay để bảo chúng.

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tin tức
CÁCH LÀM SẠCH NỒI KHI BỊ CHÁY ĐEN - 28/01/2018
PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH Ở QUẢNH TRỊ - 25/01/2018
Những cầu thủ đá bóng nổi tiếng gốc Quảng Trị - 25/01/2018
TỔNG KẾT NGÀNH CÔNG THƯƠNG QUẢNG TRỊ 2017 - 19/01/2018
Câu Lạc Bộ Ca Nhạc Hiền Lương tổng kết năm 2018 - 09/01/2018
Chính sách mới về Thai sản 2018 - 06/01/2018
Họp mặt Đồng Hương Quảng Trị đầu năm 2017 - 25/12/2017
Sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - 05/12/2017
TÔNG BÁO VỀ VIỆC TIẾP NHẬN HỒ SƠ XÉT HỌC BỔNG CHO SINH VIÊN QUẢNG TRỊ NĂM 2018 - 03/12/2017
THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 10 GÂY RA Ở QUẢNG TRỊ, ƯỚC TÍNH 800 TỶ ĐỒNG - 17/09/2017
THIỆT HAI DO BÃO SỐ 1O GÂY RA - 16/09/2017
ĐỂ SƠN KHÔNG DÍNH VÀO KÍNH - 30/08/2017
BÁNG GAI ÍT - 30/08/2017
Phan Đăng Nhật Minh xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2017 - 28/08/2017
KHAI MẠc GIẢI BÓNG ĐÁ SINH VIÊN QUẢNG TRỊ NĂM 2017 - 22/08/2017
BÍ QUYẾT LÀM SẠCH MÙI HÔI LÒNG LỢN NHANH - 07/08/2017
CÁCH ĐUỔI CHUỘT ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ - 07/08/2017
Công bố Quyết định mở tuyến du lịch và khánh thành cột cờ Tổ quốc huyện đảo Cồn Cỏ - 12/07/2017
BÚN HẾN MAI XÁ - 23/06/2017
Trà CUNG ĐÌNH HUẾ- Giu1p sãng khoái, ăn ngon ngủ khỏe - 21/06/2017
TRÁI BỒ KẾT VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ-GỘI ĐẦU ĐEN TÓC, ÓNG MƯỢT TÓC, SẠCH GÀU - 19/06/2017
CÁCH PHÂN BIỆT DÂU ĐÀ LẠI VỚI DÂU TRUNG QUỐC - 19/06/2017
Tỉnh Uỷ họp bàn mở rộng di tích đối bờ Hiền Lương - 16/06/2017
HẢI LĂNG TRỒNG ỚT CHO THU NHẬP CAO - 20/05/2017
CÁCH LAU CỬA KIẾNG SẠCH BÓNG - 08/05/2017
CỒN CỎ TRONG TRÁI TIM ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG TRỊ - 07/05/2017
Món khoai lang luộc - 30/04/2017
SEN HỒNG Ở HẢI LĂNG CHO THU NHẬP CAO - 26/04/2017
LÁM NƯỚC ĐÁ TRONG SUỐT NHƯ PHA LÊ - 25/04/2017
HẠT TIÊU VĨNH LINH-THƠM NGON NHẤT NƯỚC - 25/04/2017
Hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, nông dân gặp khó - 23/04/2017
CHÍNH SÁCH MỚI CHO CÔNG NHÂN XÂY DỰNG - 23/04/2017
CHÚI ĐỒ DÙNG BẰNG SỪNG - 19/04/2017
CÓ THÊM 7 HỘ DÂN RA ĐẢO CỒN CỎ SINH SỐNG - 18/04/2017
CAM LỘ – VÙNG ĐẤT NGỌT NGÀO-- Nguyễn Liễn - 15/04/2017
THỊT GÀ VỚI SỨC KHỎE - 15/04/2017
LỄ HỘI PHÁ TRẰM - 14/04/2017
LÁ VẰNG QUẢNG TRỊ, GIÚP BÀ MẸ CÓ SỮA, THÔNG HUYẾT, SỨC KHỎE TỐT - 14/04/2017
CHƯƠNG TRÌNH CỦA CÂU LẠC BỘ CA NHẠC HIỀN LƯƠNG, CHÀO MỪNG 45 GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ - 08/04/2017
TÀU DU LỊCH CAO TỐC CHO TUYẾN CỬA VIỆT-CỒN CỎ - 28/03/2017
MÔN VẬT ĐẦU XUÂN Ở HẢI LĂNG QUẢNG TRỊ--Hồ Thanh Thoan - 19/03/2017
“RỒI MÙA TOÓC RẠ RƠM KHÔ…” Tùy bút của LÊ ĐỨC DỤC - 19/03/2017
CHÈ MÔN SÁP VÀNG - 16/03/2017
ĐIỆN GIÓ Ở QUẢNG TRỊ - 16/03/2017
BÚN HÊN MAI XÁ LỌT VÀO TOP 100 - 14/03/2017
MÓN THỊT TRÂU LÁ TRƠNG - 07/03/2017
bÙN LẠ BÁM LƯỚI NGƯ DÂN QUẢNG TRỊ - 16/02/2017
Họp mặt đầu năm của Hội Đồng Hương Gio Linh, Vĩnh Linh, Nguyễn Hoàng, Trường Sanh - 14/02/2017
CHÍNH SÁCH MỚI ÁP DỤNG TỪ THÁNG 1-2017 - 02/02/2017
XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường - 25/01/2017
Trang 6/7: Trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website