LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương thường xẩy ra với người cao tuối doxương mất dần canxi, khiến xương bị xốp, yếu và trở nên dòn và dễ gãy.Bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, tuổi tác. Đến khi người bệnh cảm thấy đau, nhức trong xương là bệnh đã trở nặng, lúc đó người bệnh mới đi khám và điều trị thì khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều. Tình trạng loãng xương càng trở nặng hơn khi về già. Bình thường, từ tuổi 35 trở đi, xương dần dần bị giảm canxi, dẫn đến chứng loãng xương, làm xương bị xốp, giòn và dễ gãy. Ở phụ nữ, thời mãn kinh, sự mất canxi thường xẩy ra trong thời gian từ 6 đến 8 nămđầu, sau đó diễn ra từ từ
Loãng xương thường không có triệu chứng gì đặc hiệu, dấu hiệu thường thấy là đau,giảm chiều cao và khòm lưng, triệu chứng thường gặp là:
-Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, bạn sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
-Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
-Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh toạ. Những cơn đau trở nặng khi bạn vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dâu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn ngườ
-Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Loãng xương khó chữa nhưng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại nhờ vào chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men hợp lý.
Trước hết con người ta cần phải tập luyện,tăng cường vận động vừa sức, như đi bộ ngoài trời, tập thể dục, tập zoga…giúp máu huyết lưu thông, ngừa loãng xương, thoái hóa cột sống. Cần hết sức tránh té ngã dễ bị gãy xương,khó liền nhanh.
Ăn uống hợp lý giúp ngừa bệnh loãng xương tốt. Sữa là loại thức ăn lý tưởng cung cấp canxi cho người có tuổi. Mỗi ngày nên dùng từ 0,5 đến 1 lít sữa sẽ rất tốt. Nến ăn thêm những thực phẩm giàu can xi trong các loại rau, đậu. Có thể bổ sung thêm canxi hay vitaminD.Trên thị trường hiện có bán các loại sữa giúp bổ sung can xi tốt như Anlene, sữa Canxipro, sữa Suremilk, sữa CaloSure…tốt cho người bị loãng xương.
Chỉ dùng thuốc giảm đau khi cần thiết.Có thể dùng loại giảm đau đơn thuần như paracetamon, Idarac hay Calcitonine, giúp vừa ức chế hoạt động tủy xương vừa giảm đau do loãng xương. Không nên dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm chứa Coticosteroides vừa ức chế tạo xương, vừa làm giảm hấp thụ vitamin D lại làm tăng thải canxi qua đường tiểu.
Thầy thuốc