NĂM CHUỘT NÓI CHUYỆN CHUỘT

NĂM CHUỘT NÓI CHUYỆN CHUỘT
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
20/02/2020 | 15:15

NĂM CHUỘT NÓI CHUYỆN CHUỘT



Chuột có từ rất lâu, là loại động vật biết thích nghị với điều kiện sống, biết len lỏi khắp nơi để tìm kiếm thức ăn. Chuột sinh sôi nẩy nở nhanh và là nguy cơ cho mùa màng nhất là với ngô, lúa của nông dân, chuột cũng có thể gây ra các bệnh dịch nhất là bệnh dịch hạch.

Chuột còn đứng đầu trong 12 con giáp, thuộc loại thông minh nhất. trong các loại động vật, chuột có gien rất gần giống với con người. Do vậy, chuột thường được người ta dùng làm vật thí nghiệm nhất là trong việc điều chế Vac xin ngừa bệnh.

Họ nhà chuột có mặt trên khắp hành tinh chúng ta, hết sức đông đảo, đa dạng chủng loại. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chuột đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau và nơi nào cũng có bóng dáng loài chuột.

Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên, dường như không ở đâu là không có chuột.Tuy tuổi thọ của chuột ngắn, thường chỉ sống từ 1 đến 2 năm, có con 2-3 năm . Mức sinh sản của chuột thật phi thường, sau một thời gian, chúng có thể tạo ra dòng giống đông đúc, ngập tràn lãnh thổ.

Chuột cái sinh sản khoảng từ 4 đến 7 con mỗi lứa và thời gian mang thai là 19 ngày. Chuột con, khi sinh ra chưa mở mắt và không có lông. Khoảng từ 7 đến 10 ngày, lông chuột sẽ mọc, mắt cũng sẽ mở ra. Khoảng thời gian từ 3 tới 4 tuần, chuột con sẽ bò đi được một khoảng ngắn phía ngoài tổ, ăn được loại thức ăn cứng và chúng bắt đầu tìm hiểu đến mọi thứ xung quanh. Con chuột cái chỉ đẻ khoảng 8 lứa con trong suốt quãng đời.Nếu các điều kiện thuận lợi, chuột có khả năng từ 24 đến 28 ngày, chúng sẽ đẻ một lứa. Khoảng 5 đến 8 tuần thì cơ quan sinh dục của chuột con sẽ hoàn thành.

Chỉ trong vòng 1 năm, một cặp vợ chồng nhà chuột cống có thể tạo ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con. Một kết quả đáng nể!

Chuột là loài gặm nhắm. Mỗi năm, răng cửa trên của chuột trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Cứ theo cái đà này, con chuột sẽ chết vì răng sẽ quá dài, không sao ăn uống được. Nếu chỉ đào hang, rũi đất, nhấm hạt ngũ cốc dù răng có mài mòn đáng kể vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa. Cho nên, chuột buộc phải gặm nhấm. Chúng gặm, phá mọi thứ từ cây, củi gỗ đến đồ dùng của con người. Gặm nhấm đồ cứng, tất yếu răng bị mẻ gãy. Nhưng không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng mạnh, liên tục, không ngừng tạo những tế bào và men răng mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia một cách mau chóng.

Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Đương nhiên là nó không thể ăn hết một lần. Nó ăn liên tục, nhiều lần trong ngày đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Tối thiểu mỗi chuột cống ăn 25 gram đồ ăn/ngày và chuột nhà ăn 2 gram đồ ăn/ngày. Chuột to thì uống 12 - 30 mm nước/ngày, chuột nhỏ uống 1 - 2mm nườc/ngày. Chuột ở sa mạc, hoang mạc khô cằn thì chỉ nước trong thức ăn cây cỏ là đủ, chúng có khả năng chịu khát, không cần uống nước.Chuột ăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1 - 2 kg lương thực). Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm lần.

Hãy thử tính, một con chuột cống ăn một năm khoảng 9 kg lương thực, thực phẩm thì một triệu con chuột sẽ ăn hết khoảng 9000 tấn. Theo số liệu của FAO, trên thế giới đang có tới 1 tỷ con chuột, chúng ngốn hết 9 triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm. Con số thiệt hại thật khổng lồ! Nhưng số của cải do chúng phá còn lớn hơn nhiều. Người ta ước tính, hàng năm, thiệt hại do chuột gây ra trên thế giới là hàng trăm triệu tấn lương thực, thực phẩm.

Ở nước ta, loài chuột phá mùa màng rất dữ. Nhiều cánh đồng lúa, hoa màu của ta bị chuột tàn phá ít là 5% nhiều là 30 - 50 %, có nơi tới 80% hay bị mất trắng, lúc đó, người ta phải tổ chức những chiến dịch săn bắt chuột với quy mô lớn và bằng nhiều biện pháp.

Chuột chù

Phân của loài chuột chứa nhiều mầm bệnh. Cho nên, trừ khi cần thiết, không nên tiếp xúc với phân chuột hoặc phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Đặc biệt sau khi khô, phân có thể chứa rất nhiều mầm bệnh và virus nguy hiểm. Phân khô khi bị nứt ra, giải phóng vi khuẩn ra không khí có thể xâm nhập qua đường mũi của bạn, gây ra nhiễm trùng.

Tốt nhất là không tiếp xúc với phân chuột khi chưa có biện pháp phòng ngừa. Trang bị kĩ càng, mặt nạ phòng độc đạt tiêu chuẩn OSHA với phin lọc đúng chức năng và găng tay cao su là rất cần thiết. Tránh quét hoặc hút bụi những vị trí này bởi chúng có thể dẫn đến sự phát tán của virut trong không khí. Khử trùng các khu vực bị ảnh hưởng được khuyến cáo sử dụng.

Phân, nước bọt, nước tiểu của các loại động vật gặm nhấm có thể truyền hội chứng phổi Hantavirus (HPS). Phân vỡ ra tạo điều kiện cho virut phát tán vào không khí hay còn gọi là khí dung. Chuột nhắt là loài động vật phổ biến nhất cho việc truyền nhiễm hội chứng HPS.

NGƯỜI TUỔI CHUỘT

Những người sinh năm Tý, cầm tinh con chuột. Chuột đứng đầu trong 12 Con giáp, phương vị nằm ở phía chính Bắc. Nếu tính thời gian thì giờ Tý ứng vào khoảng từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.

Người cầm tinh con chuột, có trực giác sắc bén, thích ứng với môi trường cao, đa tài, đa nghệ, được trời phù hộ cho tính lạc quan, đi tới đâu cũng được hoan nghênh.

Những người cầm tinh con chuột có tính cách rộng rãi, lạc quan. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu họ cũng không hề rụt chí, tìm mọi cách để thích ứng và tồn tại.Những người sinh năm con Chuột thường có trực giác sắc bén, lanh lợi.

Thuở xưa, người ta thường có câu "Đừng bước chân lên chiếc thuyền không có một con chuột nào cả”. Bởi vì loài chuột có trực giác tinh tường, đoán biết trước được những chiếc tàu, thuyền nào sẽ gặp nạn, nên chúng đã kéo nhau chạy hết lên bờ. Nên đi trên thuyền có chuột sẽ an tâm.

Tuy nhiên những người sinh năm Tý có khuyết điểm thường quá tự tin vào trực giác của mình, không thích vận dụng logic. Trong phương diện hôn nhân, họ rơi vào tình trạng không nhận định đối phương một cách thận trọng, dẫn đến hôn nhân khinh suất, sau đó hối hận nhưng đã muộn.

Về công việc, người tuổi Tý thích hợp với mọi loại công việc nhưng thích hợp nhất là kinh doanh nhiều mặt hàng, đáng tiếc là họ không có tính nhẫn nại tốt, nên đôi khi bỏ lỡ cơ hội.

Thường người tuổi Tý cũng thích mạo hiểm nhưng không để xẩy ra biến động lớn trong cuộc sống bình lặng của mình.

Nếu là đàn ông, về nghề nghiệp, dù có quyền lực trong công ty lớn, người tuổi Tý vẫn muốn xây dựng cho mình sự nghiệp riêng để không phải chịu gò bó, phụ thuộc vào tổ chức, vào thời gian. Tuổi Tý thích hợp với nghề kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống.. hay các nghề mang tính tự do như nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhạc sỹ…

Nếu là nữ, dù làm nhân viên cao cấp trong doanh nghiệp cũng chẳng bằng làm ca sỹ, diễn viên hay mở cửa hàng buôn bán. Nữ tuổi Tý có đức tính kiên cường, là người vợ hiền, biết trong nom nhà cửa.Họ có tính độc lập, phát huy được tài năng trong kinh doanh.

Cả nam và nữ sinh tuổi Tý đều có tư duy kinh tế.Có khuynh hướng hoạt động xã hội, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.

Nói vậy thôi, người tuổi Tý hay bất cứ tuổi con gì, đều phải biết sống, biết tu dưỡng, rèn luyện, biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách thì nhất định sẽ thành công. Còn ngược lại dù có "số tốt” nhưng ăn không, ngồi rồi, thiếu sự phấn đấu tu dưỡng thì chắc chắn sẽ thất bại. Đó là chân lý!

Năm Tý chúc mọi người có được một năm an lành và hạnh phúc.

PHÂN LOẠI CHUỘT:

Chuột có nhiều loại. Để phân loại chuột thực sự rất khó khăn. Người ta nói rằng, Chuột là một siêu họ cực lớn, bao gồm 6họ, 19 phân họ, chừng 280 chi và ít nhất có 1300 loại. Sau đấy là những loại chuột chính:

Chuột nhắt: Mus musculus (linnaeus)

Chuột nhắt là loại chuột có một cơ thể nhỏ bé, mảnh. Con trưởng thành có trọng lượng từ 20 tới 30 gam. Tai rộng, đuôi có hoặc không có lông và dài bằng cả phần đầu và phần thân công lại. Lông thường có màu xám đen ở lưng và màu xám trắng ở bụng, nhưng có thể có rất nhiều màu khác nhau. Bạch tạng, đen, giữa đen và trắng đã được thấy ở trong phòng thì nghiệm. Chúng ta có thể phân biệt chuột nhắt với chuột cống con bằng kích thước phần đầu và chân sau.

Trong loài chuột nhắt có loại chuột màu trắng gọi là chuột bạch hay chuột thí nghiệm,về các lĩnh vực Y học, sinh hóchoặc các lĩnh vực khác. Các nhà nghiên cứu thường dùng chuột bạch để làm thí nghiệm vì chúng dễ nuôi, sinh sản nhanh, vòng đời ngắn và đặc biệt có hệ gene gần giống con người.


                                         Con chuột bạch

CHUỘT CỐNG hay Chuột NAUY: Rattus norvegicus (Berkenhout)

Chuột cống là loài chuột ưa đào đất, thường làm tổ bên ngoài nhà cửa, trong những hang bên dưới đất, chui rúc dưới những cống rãnh, có số lượng đông.

Chuột cống lần đầu tiên xâm nhập vào nước Mỹ qua các tàu buôn và những người nhập cư khoảng năm 1775. Giờ đây chúng là loại chuột phân bố rộng rãiở khắp nơi.

Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang. Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng.

Chuột cống có cơ thể rắn chắc, con trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 500 gam. Cũng có những con nặng hơn trọng lượng này (người ta thường nói quá lên rằng chúng to như con mèo mỗi khi họ nhìn thấy), nhưng mà rất hiếm. Lông chúng cứng và có màu hơi nâu cho tới hơi đỏ, phần bụng có màu trắng vàng, nhưng còn có nhiều màu khác nhau bao gồm cả màu đen. Mũi cùn, tai nhỏ, kín và không chớp mắt khi kéo xuống. Đuôi có vảy và hầu như không có lông (một cách phân biệt nhanh chóng giữa chuột cống và chuột mái nhà đó là kéo đuôi ngược về phía cơ thể. Đuôi của chuột cống sẽ không chạm tới tai).

Chuột cống hoạt động mạnh về đêm, cao điểm vào lúc nhá nhem tối và trước khi trời sáng.

3-CHUỘT ĐỒNG


                                       Con chuột đồng

Chuột đồngcó hình dạng khá giống chuột nhắt nhưng thân thể chắc khỏe hơn, đuôi ngắn hơn và có lông, đầu hơi tròn hơn, mắt và tai nhỏ hơn và răng hàm cao hơn với chỏm răng nhọn hơn, ít tròn hơn.

Chuột đồng cổ vàng

Có chừng 155 loài chuột đồng. Cùng với chuột xa và chuột lemmut, chuột đồng là một bộ phận của một phân họ cùng tên với nó.

4-CHUỘT MÁI NHÀ

Chuột Mái Nhà:Rattus Rattus (Linnaeus)

Chuột mái nhà này còn có cái tên như chuột đen, chuột tàu bè, chuột bụng xám, chuột Alexandrine, và chuột bụng trắng. về hình thức thì chuột mái nhà nhỏ hơn và mảnh hơn chuột cống. Con trưởng thành nặng từ 150 đến 250 gram. Màu lông thường là từ màu xám đen cho tới màu đen. Bụng màu từ trắng vàng tới xám. Mũi nhọn, tai rộng có thể tới mắt khi ta kéo xuống, đuôi dài và có thể chạm tới mũi.

Đặc tính sinh sản của chuột mái nhà nhìn chung gần giống như chuột cống.

Đặc tính chung về sinh học và sinh sản:

Người ta nghĩ rằng chuột mái nhà là loại chuột ăn kiêng sống cùng với con người bởi vì chúng chỉ thích ăn các loại hạt, thực vật như các loại rau quả tươi.

Chuột mái nhà có được cái tên như vậy vì theo bản năng tự nhiên chúng là những con leo trèo và thường sống trên mái nhà hoặc các khu vực cao phía trên tòa nhà.

Chúng có thể làm tổ trên cây, ven tòa nhà, bờ rào hoặc bên trong các tòa nhà. Chúng tấn công vào bên trong qua mái nhà hoặc đường dây bên trong nhà, theo cách rất giống như những con sóc trèo cây. Trong thực tế, vào ban đêm ta có thể nhìn thấy chúng di chuyển trên cây, dọc theo các đường dây, bờ rào. Khi số lượng chuột trong khu vực gia tăng, chúng sẽ mở rộng các khu vực làm tổ, kể cả các hang dưới lòng đất, trong các khu dân cư, các khu khuôn viên nhà máy, các khu vực tầng trệt bên trong và dưới các đống rác.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐUỔI CHUỘT

– Kiểm soát chuột với quế thơm.

Mùi cay nồng của quế sẽ khiến chuột phải tránh xa ngay lập tức. Bạn có thể để một vài miếng quế tươi hay khô quanh các tủ, kệ bếp, một vài túi thơm hương quế trong tủ quần áo hoặc rắc bột quế quanh hang, tổ chuột. Như vậy, bạn đã đuổi được lũ chuột an toàn mà hiệu quả. Không chỉ được sử dụng làm nguyên liệu, hương liệu trong các món ăn mà quế còn rất hữu dụng trong việc diệt trừ chuột.

-Dùng tỏi để đuổi chuột trong nhà.


Tỏi là một loại gia vị luôn có sẵn trong bếp ăn của mỗi gia đình. Mùi của tỏi sẽ khiến chuột sợ mà chạy đi ngay khỏi nhà bạn.

Cách làm có thể để một vài tép tỏi tươi hoặc đập dập ở cửa ra vào, góc bếp và những nơi chuột thường xuyên chạy qua. Trồng cây tỏi ở chậu nhỏ hoặc trong vườn cũng giúp xua đuổi chuột rất tốt và nhanh chóng.

-Dùng bẫy sập chuột.

Bẩy chuột


Đối với cây trồng hoặc muốnxử lýchuột trên trần nhà thì bạn nên sử dụng bẫy. Các loại bẫy thường được dùng như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt,… Bạn chỉ cần chuẩn bị bẫy và những miếng mồi như khoai, ngô,…Cách làm: cắm miếng mồi vào bẫy, gài lẫy rồi đặt ở vị trí chuột thường hay qua. Khi chuột ăn mồi, lẫy sẽ bật ra và chuột bị sập bẫy. Như vậy, bạn hoàn toàn yên tâm về việc loại bỏ loài gặm nhấm này.

Tuy nhiên loài chuột rất khôn, người ta bảo nhau, khi bẫy chuột, tuyệt đối không nên nói to chỗ mình cần đặt bẫy, chuột sẽ không đi qua đó

-Diệt chuột bằng dầu mazut.


Dầu mazut ở các cửa hàng sửa chữa xe máy có thể làm công cụ đuổi chuột. Chỉ cần đổ dầu vào chỗ chuột hay đi lại sẽ khiến chúng sợ hãi mà bỏ đi. Khi chuột dính dầu mazut chúng sẽ có xu hướng liếm lông để làm sạch. Lúc này, dầu mazut sẽ làm chuột bị ngộ độc mà chết.

-Đào hang, hun khói

Nhiều nơi người ta tổ chức thành các đợt tập trung bắt chuột, bằng cách đào hang, hun khói vào hang cho chuột ra để bắt

-Dùng keo dính chuột

Giờ trên thị trường có sẵn loại keo dính chuột, chì cần bỏ thức ăn ( bánh, mì..) vào giữa tấm keo, đặt nơi chuột thường đi qua. Vì tính hiếu ăn, chuột sẽ bị dính chặt vào keo, klho6ng thoát được.

-Dùng chế phẩm sinh học để diệt chuột


Hiện nay con người đã chế ra loại chế phẩm sinh học Biorat để diệt chuột hàng loại. Đặc điểm của loại chế phẩm này là chỉ có loại chuột ăn mới chết và chết lây truyền hàng loạt. Các con vật khác như chó mèo, gà vịt nếu ăn vào cũng không sao, rất thân thiện với môi trường


                                                                              Sưu tầm


Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tin tức
XUÂN SANG RỘN RẢ HỘI LÀNG- Chu Mạnh Cường - 25/01/2017
NGƯỜI TUỔI DẬU-2017 - 23/01/2017
10 SỰ KIỆN NỔI BẬT VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ TRONG NĂM 2016 - 22/01/2017
MÓN CÁ ĐÔ - 20/01/2017
MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TỪ 1-1-2017 - 19/01/2017
Câu Lạc Bộ Ca Nhạc HIỀN LƯƠNG tống kết năm - 09/01/2017
RAU QUẢ TRUNG QUỐC ÙN ÙN VÀO VIỆT NAM ĐÓN TẾT - 02/01/2017
RƯỢU KIM LONG - 21/12/2016
HẢI LĂNG TRỒNG THỬ NGHIỆM 2HA CÂY CHÈ VẰNG - 15/12/2016
BÁNH BỘT LỌC - 04/12/2016
MỰC ỐNG CỬA TÙNG - 04/12/2016
GIẾNG CỔ GIO AN - 04/12/2016
LÀNG CHÀI CỬA VIỆT - 04/12/2016
BÚN GẠO TRIỆU SƠN - 19/11/2016
ĐƯA 10 HỘ DÂN RA SỐNG Ở ĐẢO CỒN CỎ - 10/11/2016
RAU XÁ LÁCH XONG - 09/11/2016
NẾU ƯA MUA SẮM BẠN NÊN ĐẾN LAO BẢO - 09/11/2016
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG DÙNG LÒ VI SÓNG - 08/11/2016
BỘT QUẾ VÀ MẬT ONG-ĐẮP MẶT NẠ,LÀM ĐẸP DA, ,HẾT MỤN - 08/11/2016
CÁCH VỆ SINH CHO ỐNG KÍNH MÁY CHỤP HÌNH - 08/11/2016
VƯỢT QUA SỐ PHẬN - 29/10/2016
GƯƠNG NIX CỦA QUẢNG TRỊ - 29/10/2016
BỎ BIÊN CHẾ ĐỂ GIẢM GÁNH NẶNG 11 TRIỆU NGƯỜI ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC - 28/10/2016
CÓ MỘT CHỢ PHIÊN NHƯ THẾ - 28/10/2016
ĐÔNG PRAY-MỘT THẮNG CẢNH Ở QUẢNG TRỊ - 28/10/2016
RAU CÂU, DÙNG LÀM RAU SỐNG HAY LÀM BÁNH ĐÚC CÂU ĐỂ ĂN - 27/10/2016
CÂY NÉM- LÀM GIA VỊ ĐỒNG THỜI LÀ VỊ THUỐC - 27/10/2016
CON RẠM, ĐẶC SẢN QUẢNG TRỊ - 27/10/2016
HƯỚNG HÓA ĐƯỢC MÙA CÀ PHÊ - 25/10/2016
Trang 7/7: Trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website