CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT

CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
02/09/2022 | 14:13

CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT

Con người ta có ba bộ phận, đầu, mình và tứ chi. Trong các bộ phận đó chứa da, thị và xương. Nhưng nếu mổ xẻ ra thì cơ thể của chúng ta có quá nhiều bộ phận, chúng rất quan trọng cho sự sống.

Trong những ngày đầu xuân này, chúng ta thữ tìm hiểu một và bộ phận trên cơ thể của mình nhé, cũng rất có ít cho chúng ta về sự hiểu biết.

1-Da

Người ta ai cũng phải có da, có hai loại da, da có lông và da không có long. Da có nhiệm vụ che đậy, bảo vệ cơ thể. Da đồng thời là  cơ quan của  hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và vitamin D. Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Diện tích bề mặt của da khoảng 2m2,,có thể coi như một cơ quan của con người, và nó chiếm tới 12-15% thể trọng của một người khỏe mạnh. Mỗi người có tới 300 triệu tế bào da.

Da người có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da

Tổng diện tích da của cơ thể con người trưởng thành,đo được khoảng 2m2,nghĩa là bằng một chiếc khăn bong tắm,với trọng lượng khoảng từ 2 đến 3kg. Da mặt có đến hàng ngàn tế bào biểu cảm. Để cảm nhận cái lạnh,cần 25.000 tế bào,nhận biết cái nóng, cần 30.000 tế bào, còn 50.000 tế bào cần cho hệ xúc giác.

2-Tay

Người ta tuyệt đại đa số đều có hai tay. Bàn tay con người dùng để lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí.Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, là nơi nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Vì vậy, ý thức liên lạc của con người liên hệ mật thiết với hai bàn tay.

Người ta nghĩ rằng, bàn tay sẽ rất sạch sau khi rửa cẩn thận bằng xà phòng, song đám vi trùng có hại vẫn tồn tại.Một bàn tay được xem là sạch vẫn có tới 100.000 con vi trùng trên 1 cm2. Do vậy, mỗi cái bắt tay, có thể là sự tiếp xúc khoáng 16.000.000 con vi trùng giữa người này với người kia. Vì vậy cũng nên thận trọng khi bắt tay với những người đang bị bệnh nhất là những bệnh dễ lây.

3-Mũi

Người ta ai cũng có hai lỗ mũi. Mũi là một phần của hệ thống hô hấp: hít vàooxyvà thải racarbon dioxit. Mũi hoạt động như một tác nhân trung gian giữa cơ thể và thế giới bên ngoài. Mũi thường có lông bên trong với chức năng là để ngăn chặn các hạt không mong muốn xâm nhập vàophổi.

Là cơ quan khứu giác, giúp ta nhận biết mùi qua một lớp nhầy khứu giác để phân chất. Đó là một mô có bề mặt rộng bằng một con tem bình thường, khoảng 3cm2. Ở đó có 200 triệu tế bào khứu giác nhận biết mùi rồi chuyển về não bằng một xung điện.Khứu giác một số loài vật phát triển hơn của con ngừơi .

4-Mắt

Người ta ai cũng có hai mắt. Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ ba củaphôikỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thànhvõng mạc,thủy tinh thểvà các thành phần hoàn chỉnh khác. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Mắt người có thể phân biệt 10 triệu màu khác nhau và nhiều khả năng là có thể nhận biết một photon đơn lẻ. Mắt nặng không hơn 8g, có đường khính 2,5 cm.Mắt được cấu tạo để có thể nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách xa 80 mét.Vật ở xa quá mắt chỉ phát hiện nguồn sáng, có thể đến 27 km trong đêm. Để nhìn thật rõ vật như để đọc sách, báo chẳng hạn, khoảng cách thay đổi theo tuổi,thiếu niên là 15 cm, người lớn là 40 cm. Điều này chứng tỏ càng sống lâu, thủy tinh thể càng lão hóa. Con mắt cần phải luôn được chăm sóc, bảo vệ.

5-Tóc

Tóclà cấu trúcsừnghình sợi dài, dẫn xuất củabiểu bìda, bao phủ dađầucủangười. Tóc có thành phần chủ yếu là chất sừng, giàubiotin,kẽm,lưu huỳnhnitơ. Màu và dạng của tóc chính là một dấu hiệunhân chủng họcquan trọng.

Tóc có thể mang màu đen, nâu, vàng, hung, bạch kim, đỏ... có thể thẳng, xoăn, uốn sóng..tùy theo giống người da trắng, da vàng, da đỏ, da đen... Màu sắc tóc dosắc tốcó trong tóc quyết định và mang tính chấtdi truyền. Với thời gian, lượng sắc tố đó sẽ giảm đi và phân số các hát sắc tố cũng có sự biến đổi. Đây chính là lý do tóc bị bạc. Cũng có trường hợp tóc bị mất sắc số, như những người bị bệnhbạch tạng. Tóc mọc dài do cáctế bàonang tóc sinh sản thường xuyên. Những sợi tóc chỉ tồn tại một thời gian rồi rụng, vớinam giớitrung bình 2 năm, ởnữ giớilâu hơn, khoảng 4 đến 5 năm. Ở mỗi người, trung bình khoảng 50 đến 100 sợi tóc rụng mỗi ngày.Vòng đời tóc,có ba giai đoạn chính:

-Giai đoạn tăng trưởng (anagen): tóc được hình thành và nhú ra khỏi đầu thoát của tuyến dầu quanh nang tóc. Thân tóc xuất hiện và hoàn thiện quá trình sừng hóa phía ngoài. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài 2-4 năm ở đàn ông và 3-7 năm ở phụ nữ. Tóc mọc 0,3-0,4mm một ngày và tối đa là 1cm trong một tháng.

-Giai đoạn dừng tăng trưởng (catagen): trong suốt giai đoạn này, tóc trải qua hàng loạt những thay đổi. Tất cả mọi hoạt động tăng trưởng trong tế bào bầu tóc ngừng lại và co về phía trước. Sự tổng hợp melanin cũng dừng lại. Phần sâu nhất của nang tóc sẽ thoái hóa trong từ 2 đến 3 tuần.

-Giai đoạn thoái hóa (telogen): kéo dài 2-4 tháng. Nang tóc giờ đây chỉ còn là một bộ phận không hoạt động. Bộ phận sinh trưởng nằm sâu dưới lớp da,chân tóc tách khỏi nang bây giờ đã co lại, bắt đầu rụng đi và nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới, vòng đời mới của tóc bắt đầu.

Trung bình mỗi ngày tóc mọc ra chừng 0,25 mm.Mỗi năm tóc phát triển khỏang 12 cm.Tóc đàn ông có tuổi thọ 3 năm.Tóc phụ nữ có tuổi thọ đến 15 năm. Sau thời gian trên tóc sẽ thay mới.Tính trung bình trên đầu người, có từ 1đến 3 triệu sợi tóc đươc sinh ra trong một đời người

6-Lông

Người ta ai cũng có lông, có người lông ít và cũng có người lông nhiều.

Lông có nhiệm vụ bảo vệ da chống lạnh,chống nóng, chống mưa, nắng đồng thời bảo vệ xúc giác của cơ thể. Mỗi người có từ 200.000 đến 1.000.000 sợi lông. Lông mi bảo vệ mắt,chúng rụng đi, mọc lại khoảng 100 ngày, một lần. Đàn ông có 83.000 lông mi rung đi, mọc lại. Đàn bà có 93.000 lông mi rụng đi, mọc lại, bởi có lẽ do phụ nữ sống lâu hơn.

7-Dạ dày

Dạ dày thì ai cũng có. Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non. Hình dáng dạ dày giống như một cái túi hình chữ J. Dung tích vào khoảng 3-4lít

Dạ dày(còn gọi làbao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa.Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:

1.Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị

2.Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Để thực hiện chức năng thứ nhất thì dạ dày cấu tạo từ  cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp. Dành cho chức năng thứ hai, dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ PH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.

Thông thường dạ dày chứa đươc 3-4 lít. Tuy nhiên dung tích này có thể thay đổi theo điều kiện ăn uống của chúng ta. Sức chứa tối đa của dạ dày là 8 lít. Do đó có nhiều người uống bia thoải mái. Thức ăn lưu lại trong dạ dày thay đổi thời gian tùy vào loại thức ăn. Mì, bột, cháo lưu giữ khoảng từ 2 đến 3 giờ. Các chất mỡ lưu giữ từ 7 đến 8 giờ. Để tiêu hóa thức ăn, mỗi ngày dạ dày phải tiết ra 1,5 lít dịch vị.

8-Lưỡi

Lưỡilà cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của động vật có xương sống. Ở động vật có vú, lưỡi là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía dưới là lớp mô liên kết. Mặt trên lưỡi có nhiều nhú cảm giác (chồi cảm giác), nhú chứa các cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung dịch. Trên lưỡi chia thành một số vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị giác khác nhau.

Bản thân lưỡi có các sợi cơ vừa chạy theo chiều dọc vừa theo chiều ngang và các cơ này có khả năng tạo ra chuyển động nào đó, nhưng các hoạt động của lưỡi được coi là rất linh hoạt do sự co bóp của nhiều cơ có vị trí trong cổ và các bên hàm. Ví dụ: Cơ trâm thiệt trong cổ, có nhiệm vụ đưa lưỡi lên trên và về phía sau; hay cơ móng lưỡi, cũng nằm ở cổ, đưa lưỡi hạ xuống và vào lại vị trí nghỉ bình thường.

Trong khi đang ăn, một trong những công việc chính của lưỡi là đưa thức ăn đến răng để nhai và nặn thức ăn đã mềm thành viên tròn sẵn sàng để nuốt. Các động tác này được thực hiện bằng hàng loạt chuyển động cong lên cong xuống. Khi nhiệm vụ vừa hoàn thành (hoặc ngay khi người ăn nuốt thức ăn) lưỡi đẩy viên thức ăn vào hầu ở phía sau miệng, từ đó thức ăn đi vào thực quản và vào bao tử.

Cái lưỡi giúp ta nhận biết vị ngon của thức ăn. Lưỡi nặng 50 g, có đến 17 cơ hoạt động. Khi ta ăn,nó tham gia 80 lần trong 1phút để nhai thức ăn. Còn khi ta nếm thứ gì đó, có đến 4000 gai vị giác( mỗi gai có 50 sợi dây thần kinh) truyền dẫn những thông số về bộ não,cho ta biết mùi vị gì của thức ăn.

9-Móng tay

Móng tay, chân, mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da.

Mỗi ngày chúng dài ra chừng 0,15mn, khoảng 1 tháng sau, móng dài ra đến 4,5mn. Móng đươc thay mới hoàn toàn sau 3 tháng. Như vậy mỗi năm,móng thay mới đến 65 lần.Một đời người bình quân,móng thay đổi 5000 lần.Không phải móng phát triển đều như nhau.Móng ngón tay dài phát triển nhanh hơn ngón ngắn.Ngón giữa phát triển nhanh hơn ngón cái.Ban ngày móng mọc nhanh hơn ban đêm. Mùa nóng móng phát triển nhanh hơn mùa lạnh.Móng ngón tay dài mọc nhanh gấp rưởi móng ngón chân.

Móng tay có nhiều sọc trắng nhạt có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như: bệnh thiếu máu; bệnh suy tim sung huyết, bệnh gan, suy dinh dưỡng.

Nếu móng tay chủ yếu là màu trắng có vành xung quanh màu tối, điều này có thể báo hiệu các bệnh lý về gan như viêm gan.

Móng tay màu vàng là do bị nhiễm nấm. Các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, các móng tay có thể bị co lại và dày lên. Trong trường hợp hiếm gặp, móng tay màu vàng có thể chỉ ra một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, hoặc bệnh vẩy nến.

Móng tay có màu xanh tím là do thiếu oxy gây ra. Nhân tố cục bộ là do trở ngại máu tuần hoàn, nhân tố toàn thân là do các căn bệnh bẩm sinh như tim, bệnh phổi mãn tính, suy tim…

Nếu bề mặt móng tay bị gợn sóng, điều này có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hay viêm khớp.

Móng tay bị nứt gãy: Móng tay khô, giòn, thường xuyên bị nứt là những dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp. Nếu vết nứt kết hợp với màu vàng có thể móng tay bạn bị nhiễm nấm.

Móng tay có dòng kẻ tối màu rất lạ: Nguyên nhân xuất hiện chúng là do cơ thể bị rối loạn hormone do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh... Nguy hiểm hơn, đây còn là dấu hiệu của bệnh ung thư da.

Móng tay nhợt và tái: Đây đích thị là dấu hiệu của lão hóa được biểu hiện qua các tế bào sừng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp là do cơ thể chúng ta đang bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và suy tim.

Sưng phồng da bao quanh móng: Nó có thể là kết quả của bệnh lupus (biểu hiện bằng các sợi mỏng, sừng hoá và teo đét ở mặt và các vùng da hở), hoặc là sự rối loạn các liên kết mô tế bào.

Phát hiện móng khô sần: Khi thấy móng không còn mịn, bóng mà lại có biểu hiện khô, sần sùi và bong tróc, tình trạng này báo động rằng móng của bạn có thể bị nấm, và cũng có thể tuyến giáp của bạn có vấn đề.

Móng tay dùi trống: Móng tay tròn vo giống như mặt sau của một chiếc muỗng có nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm mãn tính, nhất là apxe, ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính, bệnh lao lâu ngày không khỏi, hay bệnh tim bẩm sinh.

Chân móng tay của bạn có một hình bán nguyệt? Đó là hiện tượng bình thường. Nhưng khi tuyến yên của bạn có vấn đề hình bán nguyệt này sẽ biến mất. Còn chân móng hoàn toàn trắng là do biến chứng ở gan, thường gặp ở viêm gan.

Móng xuất hiện hạt gạo: Những hạt gạo trắng trắng bé xíu xuất hiện trên móng đó là dấu hiệu cho bạn biết rằng chiếc móng đó đang bị tổn thương. Hoặc còn có một nguyên nhân khác nữa là rất có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu kẽm.

Móng cụp xuống tức là bạn đang ốm nghiêm trọng có thể do lượng oxy trong máu thấp và có thể do bạn bị bệnh phổi. Mong cụp xuống cũng liên quan với bệnh viêm ruột, bệnh tim mạch, bệnh gan và AIDS

Khi quan sát, bạn thấy ở giữa móng bị lõm, 4 chung quanh vênh lên đến nỗi bạn có thể đổ một giọt nước vào giữa móng tay mà vẫn giữ được. Vấn đề này có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, suy giáp hoặc bệnh gan.

Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh càng nghiêm trọng móng càng có màu nâu.

Khi móng tay trở nên lỏng và dễ lung lay, đó có thể là do bị thương hay viêm, cũng có thể là do các bệnh về tuyến giáp, bệnh vẩy nến, tuần hoàn kém hoặc do dị ứng phản ứng với thuốc.

Vệt đỏ hoặc nâu nằm dưới móng tay: Đây thường là những dòng máu do mạch máu bị hư hỏng nhỏ và được gọi là mảng xuất huyết. Điều này không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nhiều móng tay bị ảnh hưởng, nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn.

Do vậy, chăm sóc cho móng tay là một việc cần làm thường xuyên, giữ cho móng tay luôn sạch sẽ. Để giúp cho móng tay của bạn phát triển bình thường, cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, học tập, làm việc, vui chơi giải trí khoa học điều độ.

                                                    Sưu tầm

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tư vấn sức khỏe
HÔI MIỆNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA - 02/03/2024
THẢI ĐỘC CHO CƠ THỂ---Thấy thuốc - 23/02/2024
SỨC KHỎE CHO BÀ CON ĐỒNG HƯƠNG - 18/10/2023
LOÃNG XƯƠNG - 05/10/2022
HÔI MIỆNG VÀ PHÒNG NGỪA - 10/09/2022
CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT - 02/09/2022
BỆNH GOUT VÀ CÁCH CHỮA - 10/07/2022
CÔNG DỤNG LÀM THUỐC CỦA TRÂU - 27/02/2021
NGƯỜI GIÀ NÊN BIẾT - 08/12/2020
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA - 02/07/2020
CÔNG DỤNG CỦA VỎ HẠT MÃ ĐỀ ẤN ĐỘ - 29/09/2019
VÌ SAO NGƯỜI TA THƯỜNG DÙNG TINH DẦU QUẾ - 29/09/2019
BỆNH GOUT, CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ - 29/09/2019
TÁO BÓN Ở NGƯỜI CAO TUỔI - 29/09/2019
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA BỘT QUẾ - 29/09/2019
Cảnh giác đột quỵ lúc giao mùa - 27/09/2019
UỐNG NƯỚC THẾ NÀO ĐỂ SỨC KHỎE TỐT - 17/08/2019
ỚT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ỚT - 25/02/2019
ĐAU DẠ DÀY VÀ BIỆN PHÁP CẦN LƯU Ý - 08/02/2019
Công dụng chữa bệnh của chuối hột rừng - 15/01/2019
Tác dụng chữa bệnh của cây Bồ Công Anh - 10/01/2019
TINH DẦU HOA SEN-Những công dụng hữu ích trong đời sống và sức khỏe - 12/09/2018
Công dụng phòng ngừa và chữa bệnh ung thư của Cây Xạ Đen - 07/09/2018
NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỚI CỦA DẦU DỪA MÀ BẠN CHƯA BIẾT - 05/09/2018
Quả KHA TỬ và công dụng chữa viêm họng, khản tiếng - 29/08/2018
CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI TRÀ - 28/08/2018
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA MẬT ONG RỪNG - 13/08/2018
MẤT NGỦ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC - 03/08/2018
Công dụng quý báu của sâm Hàn Quốc - 01/08/2018
CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CỦA TINH DẦU HỒI LẠNG SƠN TRONG SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG - 20/07/2018
Công dụng của cây Trinh Nữ Hoàng Cung trong việc chữa U Xơ và Tuyến Tiền Liệt - 15/07/2018
Công dụng của Trà Phỗ Nhĩ với sức khỏe - 06/07/2018
BỆNH ĐAU DẠ DÀY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA, CHỮA TRỊ - 30/06/2018
GIẢO CỔ LAM VÀ CÔNG DỤNG CỦA GIẢO CỔ LAM - 28/06/2018
SÂN HÀN QUỐC VÀ CÔNG DỤNG CỦA SÂM HÀN QUỐC - 26/06/2018
BỘT QUẾ VÀ MÂT ONG RỪNG-NHIỀU CÔNG DỤNG QUÝ KHÔNG NGỜ - 22/06/2018
Công dụng của Cao Xương Mèo đen, dùng chữa bệnh GOUT, giảm nhức mỏi - 17/06/2018
Những điều cần biết về trà O LONG - 14/06/2018
Tác dụng của Nụ Hoa Tam Thất - 02/06/2018
MƯỚP ĐẮNG VÀ CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH - 24/05/2018
HÔI MIỆNG VÀ PHÒNG NGỪA - 06/05/2018
DÙNG ĐÁ MUỐI HIMALAYA, MATA CHÂN, GIÚP THÔNG HUYẾT, GIẢM NHỨC MỎI, CHO GIẤC NGỦ NGON - 04/05/2018
RAU DIẾP CÁ VÀ CÔNG DỤNG CỦA RAU DIẾP CÁ - 30/04/2018
NHIỆT MIỆNG, HÔI MIỆNG-NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM - 25/04/2018
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA - 23/04/2018
HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA MÙA NÓNG - 22/04/2018
TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI - 20/04/2018
BỆNH DẠ DÀY VÀ ĐIỀU TRỊ DẠ DÀY - 04/02/2018
25 LÝ DO KHIẾN BẠN CẦN PHẢI SỬ DỤNG BỘT QUẾ - 03/02/2018
Trà hoa CÚC- dưỡng gan, giải độc, thanh nhiệt, đẹp da, sáng mắt - 25/01/2018
Trang 1/2: 1, 2  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website