LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân

LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
01/01/2024 | 13:36

LÀNG BẮT CỌP THỦY BA---Văn Nhân

Làng Thủy Ba thuộc xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnhQuảng Trị, cách trung tâm huyện lỵ Vĩnh Linh chừng 8 km về phía Tây Nam; cách con sông Hiền Lương lịch sử không quá 9 km về phía Tây Bắc; Nam giáp địa giới xã Vĩnh Sơn; Bắc giáp làng Lại Đức; Đông giáp cánh đồng ba xã Lâm - Sơn - Thủy và Tây giáp hồ La Ngà. Làng có 4 thôn: Thủy Ba Thượng, Thủy Ba Hạ, Thủy Ba Tây và Thủy Ba Đông, nổi tiếng khắp nước và thế giới về nghề bắt sống cọp. Người dânlàngThuỷ Ba có tài bắtcọpnên được mệnh danh là Làng bắt Cọp

Những năm1930, miền đất Thủy Ba vẫn ngút ngàn rừng già với lắm loại thú như hổ báo, hươu nai, chồn, cáo, heo rừng, rắn rết… Trong số các loại thú, đáng ngại nhất heo rừng và cọp.Hai con này thường hay về phá phách. Heo rừng thường xuyên ủi phá hoa màu nhất là khoai sắn. Nhiều nương khoai sắn bị heo rừng ăn và ủi nát. Cọpthì rình rập quanh làng, bắt người và trâu, bò. Cócon khôn ranh,đêm đến sục vào khu dân cư, dùng đuôi gõ cửa nhà, chủ nhà tưởng có người kêu, dậy ra mở cửa là bị hổ vồ ngay. Hổ táo tợn rình bắt người cònbới cả mồ mả mới chôn để tha xác chết người làng về hang. Hổ nhiều và hung dữ đến nỗi người ta ví " Hổ Thủy Ba ma Bình Thuận” cho thấy sự nguy hiểm của cọp ở những vùng đất này.

Để đối phó với thú dữ, người dân làng Thủy Ba bàn mưu tính kế để diệt trừ hậu họa. Họ bàn bạc với nhau nhiều lần, từ đóquyết tâm bằng mọi cách để bắt cọp. Họ đã tổ chức ra một đội quân đông đảo là những người có sức khỏe, có mưu trí thông minh cùng võ nghệ tinh thông. Họ chuẩn bị những phương tiện, dụng cụ cần thiết như lưới sót,đinh ba, giáo mác, trống chiêng, phèngla,tù vàđể bắt cọp. Họ còn dùng cảtrâu làm mồi nhử cọp.

Lưới sót được làm từ cây sót. Cây sót là loại dây leo phổ biến ở rừngVĩnh Linh. Hạt sót hơi đắng nhưng có thể ăn được. Loàicọpcũng rất thích ăn hạt sót chín. Người Thủy Ba chặt cây sót về, đạp cho dập nát, đem ngâm vào hồ nước vôi như cách ngâm đay ởmiền Bắccho tới khi thịt gỗ cây sót vữa ra, còn lại một loại dây gai rất dai. Người ta se sợi sót này thành dây thừng to bằng ngón tay và đan thành lưới. Mắt lưới rộng bằng bàn tay, mỗi bề khoảng nửa gang tay. Lưới đan bằng sợi sót thì chắc lắm, hổ dính vào lưới cũng khó thoát ra ngoài. Tay lưới sót ở phòng truyền thống xãVĩnh Thủycó tới trăm năm tuổi vẫn bền dai, giăng lưới ra sân kéo thoải mái mà chẳng hề đứt. Mỗi tay lưới sót như vậy cao tới 3 - 4mét, dài 15 mét, nặng tới hai đòn khiêng.

Qua nhiều lần bắt hổ dữ và cho đến bây giờ, người dân làng Thủy Ba,Vĩnh Linh vẫn còn thấy kinh sợ với con hổ 3 chân chuyên ăn thịt người ở làng.Đồn đại về con hổ ba chân cũng nhiều, đại loại là nó ranh ma quỷ quyệt, khó dính bẩy. Mãi cho đến giữa mùa Thu năm1945, chừng 1 năm sau kể từ khi concọptrên bị bắn mất một chân, nó đã trở lại vùng rừng già Thủy Ba để tìm người trả thù.

Trước khi bắtcọp, người Thủy Ba làm lễ cúng tế trời đất, mong Thần linh, tổ tiên phù hộ để mọi việc thuận lợi. Việc bắt cọp cũng giống như một trận đánh lớn. Người ta phải trinh sát trước, chọn ví trị bắt cọp, ở đó người ta có thể dùng trâu,bò làm mồi nhữ. Giăng sẵn lưới ở cả khu vựcrộng lớn. Khi phát hiện có dấu chân củahổ mò về nơi có mồi nhữ, các làng thông báo cho nhau biết để vào trận.

Khi mọi việc được chuẩn bị và bố trí xong xuôi, người tổng xâu (trưởng làng) đánh một hồi phèng la rồi hô vang:

Thủy Ba đứng dậy cho đều

Nghe tiếng ta reo hùm vọt dậy

Lập tức phèng lađánh thúc,tù và thổi đều,trống rềnnổi lên ba phía lưới, cùng với tiếng hò reo dậy trời, dậy đất. Cuộc vây ráp cứ thế vào hồi quyết liệt. Vòng vây lưới bắt cọp hẹp dầnlại. Lúc này cọp hoảng sợ, điên tiết, lồng lên, lao hết chỗ lưới này đến chỗ lưới khác hòng thoát thân, nhưng đều bị các thợ săn tấn công bằngđinh ba, giáo mác từ phía ngoài nên không tài nào thoát ra được. Cuộc phong toả bằng lưới có khi kéo dài hàng tuần, cho đến khicọpmệt nhoài lao đầu vào khoảng lưới đơm, nơi có một cái rọ lưới bằng song mây chờ sẵn. Cửa rọ sập xuống, cọphết đường chạy.Tiếng hò reo dậy lêncả một vùng. Cọp bị bắt cũng giãy dụa gầm thét như điên. Từ chiếc rọ song mây,cọpbị đẩy vào một cái cũi bằng gỗ cứng gọi là rọ kẹp. Già làng chỉ huy cuộc săn bắt, tiến tới đeo cái "lục lạc" vào cổcọp, tuyên bố cuộc săn bắt thắng lợi.

Các tráng đinh Thủy Ba khiêng cọp bị trói về làng, theo sau là các xâu thợ săn mặt mày rạng rỡ, chiêng trốngđánh tưng bừng, vui không thể tả.Cả làng sau đó mở hội ăn mừng, giết bò, heo và gà giò làm lễ Hạ vong, tạ ơn trời đất đã phù hộcho dân làngdiệt trừ được ác thú. Nghệ thuật bắt sốngcọpbằng lưới sót củalàngThủy Ba điêu luyện đến mức trong chuyến đi kinh đô, họ đã biểu diễn cho vua quan mục sở thị, không ngớt lời thán phục. Nghe nói, nhà Vua biết tài bắt cọp của làng Thủ Ba nên vua ban cho một đặc ân là người Thủy Ba được miễn đi phu, đi tráng, chỉ lo một việc duy nhất là đi bắt cọp

Mãi cho đến khoảng năm 1943,thực dân Pháp gây hấn khắp nơi. Khi chúng đưa quânlên làng Thủy Ba,đến đâu chúng càn quét đến đó,tất cả các dụng cụ, phương tiện, vũ khí chuyên dùngđể đi bắt cọp bị chúng đốt phá sạch,dân làng chạygiặc lánh nạn, việc bắt hổ thưa dần và mất luôn kể từ ngày đó.

Trong những thứ vũ khídùng bắtcọpcủa làng Thuỷ Ba,đã trở thành "cổ vật" quý giá của làng,hiện còn được lưu giữ là tay lưới sót và chiếc đinh ba hơn trăm tuổi, được các thế hệ người dân Thủy Ba trân trọng, gìn giữnhư báu vật một thời gian và giờ được đưa vào Bảo tàng Tổng hợp Quảng Trị lưu giữ.


Tay lưới sót của làng Thủy Ba,xã Vĩnh Thủy có tới trăm năm tuổi vẫn bền dai, giăng lưới ra sân kéo thoải mái mà chẳng hề đứt. Mỗi tay lưới sót như vậy cao tới 3 - 4mét, dài 15 mét, nặng tới hai đòn khiêng.

Giờ thì ở làng Thủy Ba hay cả Vĩnh Linh, cả tỉnh Quảng Trị hay nhiều nơi khác đã không còn bóng dáng của cọp, do rừng bị thu hẹp dần, nạn săn bắt thú hoang dã xẩy ra nghiệm trọng làm cho cọp ở nước ta đứng trước nguy cơ tiệt chủng.

Tuy vậy, khi đến làng Thúy Ba xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, người dân ở đây vẫn không quên thuyền thống bắt cọp của làng mình cứ mỗi khi nhắc đến loài cọp. Đó là một truyền thống đẹp, rất đáng tự hào !

                                             VN

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Bài viết của bạn đọc, những người yêu quý quê hương Quảng Trị
CÁC MỐC LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM THÌN - 28/03/2024
NHỮNG VỊ THUỐC TÊN RỒNG - 28/03/2024
Trang 2/2: Trước  1, 2
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website