THÁNG GIÊNG VỊ THẦN GÁC CỬA CỦA NĂM---Chu Mạnh Cường

THÁNG GIÊNG VỊ THẦN GÁC CỬA CỦA NĂM---Chu Mạnh Cường
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
04/08/2022 | 09:33

THÁNG GIÊNG VỊ THẦN GÁC CỬA CỦA NĂM---Chu Mạnh Cường

Phần lớn những hoạt động tưng bừng đón Tết trên thế giới, đặc biệt là ở phương Tây, đều diễn ra vào ngày đầu năm mới - mồng một tháng giêng hàng năm. Và ngày này đã bắt đầu xuất hiện từ năm 153 trước Công Nguyên (trCN) tại thành phố Rome- Italy trong thời La Mã, và được chính thức áp dụng rộng rãi vào năm 46 trCN, khi tháng giêng là tháng đầu tiên trên niên lịch La Mã hay lịch dương.

Sở dĩ người xưa chọn thời điểm Tết vào đầu tháng giêng, vì đây là một thời điểm cực kỳ trong trẻo, tuy lạnh song lại ấp ủ nhiều niềm tin, hy vọng vào năm mới. Và cũng bởi tháng giêng được đặt tên theo vị thần gác cửa Janus- người có hai mặt, một trông về quá khứ, một hướng tới tương lai, đảm bảo mọi thứ phát triển nhịp nhàng liên tục. Cụ thể thần có một mặt đối diện bóng tối, xem xét những sự kiện đã qua của năm cũ, trong khi mặt kia lại mở to mắt nhìn vào ánh sáng và những điều sắp tới của năm mới. Đây cũng là tháng đầy đủ nhất trong một năm vì có 31 ngày, gồm bốn tuần ba ngày, là con số vừa chẵn vừa lẻ rất đẹp. Tháng giêng cũng là tháng lạnh nhất ở Bắc Bán Cầu, nhất là châu Âu- khi mọi người chỉ có nghỉ ngơi, vui chơi và tụ hội. Còn Janus là một vị thần sơ khai, tiền phong trong tất cả thần linh của La Mã, được mọi người tôn vinh là thần của thần (diuom deo), và là một nam thần rất chững chạc, trông coi được mọi thứ, không cái gì trên trời dưới đất, từ lúc mới sinh đến khi tàn úa có thể qua nổi mắt ngài.

Với một đầu, hai khuôn mặt (bifron) trông về hai phía, thậm chí bốn mặt (quadrifron) quay sang tứ phương, trước kia cái thì nhẵn cái thì râu rìa xồm xoàm, và hiện giờ đều đã được mô tả có râu quai nón, mày rậm, mi dài, Janus là tượng trưng của hai mặt âm dương, trẻ già, nhật nguyệt và các phương hướng… đem tới sự đa dạng, phong phú, đồng thời trọn vẹn, hoàn mỹ của cuộc sống. Lấy cảm hứng từ thần, người ta sau này đã dựng lên những vòm cổng bốn cửa hay cột nhà mà ở tứ phía là các đầu người, chim thú, hoa cỏ cho sự bảo vệ, rực rỡ và trữ tình tại nơi ở. Nói chung, ngài là vị thần của muôn sự, cũng như của nhiều lựa chọn, và tùy thuộc vào cách chọn nó mỗi người sẽ đi trên một con đường khác nhau. Và với việc tên thần được đặt ở đầu năm mới hay tháng giêng, dân gian mong rằng, ngài sẽ theo dõi và dẫn dắt họ trong suốt 12 tháng đầy những bất ngờ và may mắn. Trong thần thoại, Janus cũng là người giúp việc đi lại, giao thương, gặp gỡ, rồi yêu đương, sinh nở, hiếu hỷ cùng nhiều sinh hoạt thường nhật. Thần cũng là người giám sát việc mở đầu và kết thúc, đứng giữa các cuộc xung đột, các thử thách, các trò chơi, các suy nghĩ do dự để kiểm soát tốt xấu, chiến tranh và hòa bình, đem tới trật tự và thái hòa. Theo tiếng La Tinh, Janus có nghĩa là vòm cổng ianus hoặc cánh cửa ianua và đều phát sinh từ chữ ei, tức là đi qua hay rộng mở trong hệ ngôn ngữ Ấn Âu, tạo nên sự xuyên suốt, hanh thông. Và vì là cửa, đường đi nên ngài luôn bao quát, định hướng con người tới một cái đích nào đó. Và dù phong ba- mưa nắng, vẫn đứng hiên ngang che chắn, đem lại lối thoát, sự tự do, thuận lợi cho bất cứ ai, nhất là các đoàn quân băng qua.

Có rất nhiều huyền thoại về Janus, ngoài là một thần linh tối cao của đế chế Hy La, có sách còn cho rằng, đây là một nhân vật kiệt xuất, có thật ở Latium, một vùng miền trung Italy mà sau này nảy sinh thành Rome hay nền văn minh La Mã. Ngài làm vua của Latium và dạy dân nghề nông, đúc tiền, buôn bán…, cũng nghĩ ra luật pháp để tiết chế mọi thứ. Vì công trạng ấy, Numa Pompilius- hoàng đế thứ hai của La Mã vào thế kỷ thứ 7 trCN đã dựng một đền thờ ngài, gọi là Ianus geminus, trong đó có hai cánh cửa trông về phía đông (mặt trời mọc) và phía tây (mặt trời lặn). Kể từ đó có hàng loạt cổng đền lẫn cổng thành cùng tiền bạc in hình hai mặt của Janus, thể hiện trị an, hòa bình và thịnh vượng khắp đế chế. Cùng với đền đài gắn với Janus, tháng giêng cũng ra đời ở Rome vào thời Numa. Vị vua thứ hai trong bảy vua cai quản nơi này, trước khi nó trở thành nước cộng hòa, đã thêm tháng giêng Ianuarius và tháng hai Februarius vào lịch 10 tháng, và để tháng giêng trở thành tháng đầu trong 12 tháng vào thế kỷ thứ 3 trCN. Người La Mã rất tôn sùng Janus, và luôn xem ngài là một vị thần quan trọng nhất vì giữ cửa thiên đàng, đón nhận mọi nam thần, nữ thần, linh hồn cao quý vào tiên giới. Do đó, mỗi khi cúng tế, hiến sinh cho thần thánh, ngài luôn được mời và dâng rượu đầu tiên.

Từ một người một mặt, dân gian đã biến hóa ra một người hai mặt, rồi đưa Janus lên hàng nhất trong 12 tháng, tương ứng với nhiều vị thần, là vì có ý nghĩa riêng, rất cấp thiết. 12 tháng này gồm tháng giêng Ianuarius (January) được đặt theo tên ngài; tháng hai Februarius (February) lại theo thần tinh tẩy, làm sạch; tháng ba Martius (March)- thần nông- chiến tranh, tháng tư Aprilis (April)- thần sắc đẹp- tình yêu, tháng năm Maius (May)- thần tăng trưởng- thành đạt và tháng sáu Iunius (June)- thần sinh nở- nhà cửa … Chúng như một chu kỳ của đời người, từ chỗ còn non nớt tới lớn dần, xinh đẹp, tráng kiện, rồi sinh con, đẻ cái…, từ lúc được nuôi nấng, chiều chuộng đến khi phải lao động, thậm chí cưu mang và mất. Trong đó tháng giêng làm một cột mốc, một điểm tựa, một chốt khởi đầu và kết thúc của vòng tròn ấy, vừa dung nạp vừa phát tán để mọi thứ phát triển tự nhiên. Và từ tính chất hai mặt của Janus, nó cũng mang đến sự linh hoạt, gợi mở trong cuộc sống, qua khuôn mặt người thanh niên dõi về phía trước và cụ già đăm chiêu soi xét đằng sau cho thấy, ai nấy đều phải nhanh nhậy cũng như cẩn trọng với mỗi quyết định của mình, song dù gì chúng vẫn có giá trị tốt đẹp. Đó là lý do tại sao Janus xuất hiện trên những đồng tiên xu đầu tiên của thế giới, mà dù cũ hay mới, dày hoặc mỏng, có hình một trẻ một già như thuở sơ khai hay khi đế chế La Mã lớn mạnh, cả hai đều trẻ và cuối thời đại này họ cùng già, vẫn dùng được. Vào cuối thời La Mã, trên tiền Janus còn xuất hiện với tay phải cầm một chiếc chìa khóa, ngụ ý về một giải pháp đi tới thành công. Nhà cải cách xã hội, sử gia, cổ học nổi tiếng người Anh, Godfrey Higgins, đã từng nói rằng, Janus không chỉ là một trong 12 vị thần vĩ đại của La Mã, mà còn là cha đẻ tất thảy với nguồn sức mạnh vô biên. Ngài có tới 12 ban thờ, mỗi ban cúng tế một tháng trong năm, tức là quanh năm được thờ phụng. Trong một điện thờ của ngài tại Roma, còn thấy một bức tượng ngài chỉ tay vào những chữ cái biểu thị cho 365 ngày, và tay kia cầm chiếc chìa khóa mở cửa tiên giới cho những người tốt và khóa lại trước những kẻ xấu.

Là một môn thần, Janus cũng là một vị thần của sự cứu vớt, hòa bình, an lạc giao lưu, tin tức lẫn danh tiếng, và thường mang một con thuyền, một bình nước, một chú chim câu, một cuốn sách, một nhánh ô liu… Thế nhưng, trước tiên ngài là một vị thần thời gian, nắm giữ thứ của cải quý giá nhất trên đời, đó là thời gian và vận hội. Thời gian để làm nhiều việc từ sớm, và cơ hội để nắm bắt mọi thứ mau lẹ. Qua hai khuôn mặt, thậm chí bốn khuôn mặt của thần, người ta hiểu rằng có thể làm bất cứ việc gì ngay từ những ngày đầu năm mới để đạt kết quả, gồm việc kiếm sống, kết bạn, thành hôn, sinh đẻ, học hành, ngao du… Do vậy, dân gian luôn vưỡng vọng ngài vào đầu tháng giêng, lễ Tết hay các sự kiện gia đình- làng xóm. Đặc biệt nam giới luôn nhớ đến ngài đầu tiên với ý nghĩa là người nghĩ ra chí hướng, cách làm ăn, xây dựng những mối quan hệ, và với thương nhân thì ngài là người đã khởi xướng việc đúc tiền, lưu hành tiền trong dân gian, thúc đẩy buôn bán, du lịch, vận tải. Janus vì thế là hiện thân của tri thức, sự tiến triển và vinh quang (có thể thấy điều này qua khải hoàn môn). Qua hình ảnh Janus, trên con đường tiến bước nhiều người cũng luôn ngó về sau, như một sợi dây nối kết quá khứ, hiện tại- tương lai, cho họ nhìn nhận vấn đề tinh tường, sắc bén hơn.

Từ xưa đến nay, có khá nhiều nghi lễ, hội hè dành cho tháng giêng, Janus mà nổi bật là các hoạt động chào đón Tết ở La Mã xưa, với các loại bánh lúa mạch, chà là, mật ong, tiền xu và hiện giờ ở năm châu là hoa quả, rượu vang, pháo bông... Và tất cả được chủ yếu thực hiện trước thềm năm mới, ngay cửa nhà, cơ quan- phố xá để đánh thức môn thần cùng với linh hồn tân niên. Mong sao sang năm mới mọi sự thông suốt, ngọt lành, rực rỡ và mỗi người an khang, thịnh vượng.

(ảnh)

                                                   CMC

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tin tức
ÁNH TIÊN THỦ KHOA TRÊN ĐẤT ÚC - 02/03/2019
CHỢ HỒ XÁ BÂY GIỜ- Lê Nguyên Hồng - 26/02/2019
CÁCH PHÂN BIỆT TỎI TRUNG QUỐC VÀ TỎI TA - 25/02/2019
GIA ĐÌNH TẬT NGUYỀN CẦN SỰ GIÚP ĐỠ - 23/02/2019
Đội đua thuyển Nữ Quảng Trị, vô địch giải đua thuyền toàn quốc - 19/02/2019
NGƯ DÂN QUẢNG TRỊ TRÚNG MẺ CÁ HƠN 100 TẤN - 12/02/2019
Ngư dân Quảng Trị bắt được con cá mú khủng, nặng 82 kg - 03/02/2019
Thành tích của Bưu Điện Quảng Trị trong năm 2018 - 10/01/2019
Hải sản đánh bắt năm 2018 của Quảng Trị tăng - 09/01/2019
Câu Lạc Bộ Ca Nhạc Hiền Lương, tổng kết năm - 08/01/2019
10 SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG NĂM 2018 CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ - 31/12/2018
NÔNG NGHIỆP VĨNH LINH MỘT NĂM NHÌN LẠI - 30/12/2018
CHÍNH SÁCH MỚI ÁP DỤNG TỪ THÁNG 12-2018 - 28/12/2018
Thu nhập nông dấn Quảng Trị trong 10 năm tăng 3,5 lần - 28/12/2018
Quảng Trị là tỉnh đứng đầu cả nước về mức độ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh. - 24/12/2018
Ban Liên Lạc đồng hương Quảng Trị họp cuối năm - 24/12/2018
CẦN CÂN NHẮC KỸ KHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN - 24/12/2018
NGỌN HẢI ĐĂNG MŨI LAY - 28/11/2018
Thông báo tiếp nhận hồ sơ xét học bổng cho sinh viên nghèo, học khá giói năm 2019 - 27/11/2018
DARKRONG TẠO ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN VỀ DU LỊCH, THÀNH NỀN KINH TẾ MŨI NHỌN - 21/11/2018
CẦN TIẾP SỨC CHO CHÁU BÉ VÂN KIỀU - 22/10/2018
DI TÍCH BẾN LỘI CẦN ĐƯỢC TÔN TẠO - 18/09/2018
QUẢNG TRỊ XÂY CÔNG VIÊN MANG TÊN PHI ĐEN - 07/09/2018
LẬT TẨY GIAN THƯƠNG BIẾN KHOAI TÂY TRUNG QUỐC THÀNH KHOAI TÂY ĐÀ LẠT - 24/08/2018
Vận động viên HỒ THỊ LÝ, Người Quảng Trị cùng đồng đội đạt Huy Chương Vàng ASIA - 24/08/2018
VIỆT NAM SỞ HỮU LOẠI CHÓ QUÝ NHẤT THẾ GIỚI - 20/08/2018
MÓN ĂN ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI PACO - 20/08/2018
CÔNG BỒ CHỈ DẪN HẠT TIÊU QUẢNG TRỊ - 01/08/2018
Hải Phòng trao tặng Quảng Trị 15 tỷ đồng để phục chế kiến trúc Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải - 23/07/2018
CÔNG DUNG CỦA DẦU DỪA TRONG ĐỜI SỐNG SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP - 16/07/2018
Quảng Trị có 3 sản phẩm tiêu biểu vùng Miền trung, Tây nguyên - 15/07/2018
Chính phủ giao cho tỉnh Quảng Trị 570,53 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 - 13/07/2018
HAI ANHEM NGƯỜI QUẢNG TRỊ ĐƯỢC VINH DANH TẠI NGA - 20/06/2018
CHẤP NHẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ THỨ 5 TẠI QUẢNGTRI - 12/06/2018
TRỒNG NGƯU TẤT Ở CAM LỘ CHO THU NHẬP HƠN 160 TRIỆU ĐỒNG/HA - 10/05/2018
Cảnh báo thương lái Trung Quốc mua rễ tiêu - 08/05/2018
TRỒNG MƯỚP ĐẮNG TRONG NHÀ LƯỚI MANG LẠI HIỆU QUẢ - 04/05/2018
ĐIỆN GIÓ HƯƠNG LINH 2 - 04/05/2018
Khai trương tuyết du lịch ra đảo Cồn Cỏ - 02/05/2018
Tổ chức NPA tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Trị hơn 225 tỷ đồng để khắc phục hậu quả chiến tranh - 20/04/2018
TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP QUẢNG TRỊ - 30/03/2018
BÁNH ĐÚC RAU CÂU - 22/03/2018
TRAO TIỀN ĐỂ XÂY CỘT CỜ TRÊN ĐẢO CỒN CỎ - 22/03/2018
Tình nghĩa trước sau - 22/03/2018
TRỒNG THÀNH CÔNG HOA TULIP TRÊN ĐẤT HƯỚNG HÓA - 21/03/2018
NGỤ NGÔN CỦA MẮM - 24/02/2018
NĂM CON CHÓ, NÓI VỀ CHÓ - 24/02/2018
Ủy ban tỉnh duyệt dự án nấng cấp di tích đôi bờ Hiền Lương - 24/02/2018
HỘI CHƠ HOA NĂM 2018 Ở QUẢNG TRỊ - 09/02/2018
Quảng Trị đón cầu thủ U23 của mình - 02/02/2018
Trang 5/7: Trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website