CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CỦA TINH DẦU HỒI LẠNG SƠN TRONG SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CỦA  TINH DẦU  HỒI LẠNG SƠN TRONG SỨC  KHỎE VÀ  ĐỜI SỐNG
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
20/07/2018 | 11:03

TINH DẦU HỒI LẠNG SƠN VÀ CÔNG DỤNG THIẾT THỰC CHO SỨC  KHỎE  VÀ ĐỜI  SỐNG 



Tinh dầu hồi được chiết từ quả của cây đại hồi, hay còn gọi là cây đại hồi hương, bát giác hồi hương, hoặc có cách gọi đơn giản và thường sử dụng hơn là cây hồi hay tai vị. Đây là loại cây lá mọc xanh quanh năm, xuất xứ chủ yếu ở Trung Quốc và đông bắc Việt Nam. Cây hồi được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của Trung Quốc và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Nó là thành phần trong ngủ vị hương Trung Quốc, cũng là nguyên liệu để tạo hương vị đặc biệt trong món Phở truyền thống của Việt Nam. Đối với các nước châu Á nó còn được sử dụng như liệu pháp chữa trị các loại bệnh như thấp khớp, đau bụng và hỗ trợ những vấn đề về tiêu hóa. Ở phương Tây nó được sử dụng như một loại nguyên liệu tạo hương vị thay thế cho câu tiểu hồi trong chế biến thực phẩm như nướng bánh, hoặc được dùng để sản xuất rượu mùi, món khai vị, nước ngọt, bánh kẹo…

Tinh dầu hồi được chiết xuất chủ yếu từ quả của cây hồi, trong lá của cây hồi cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng tương đối ít hơn so với quả. Người ta sử dụng phương pháp chưng cất phân đoạn lôi kéo hơi nước để lấy tinh dầu hồi nguyên chất từ quả. Tinh dầu hồi nguyên chất có dạng sánh đặc trưng, không màu hoặc có màu vàng nhạt, bên cạnh mùi hương rất thơm đặc trưng.

Trong tinh dầu hồi có thành phần chính là trans-anethol ngoài ra còn hơn 20 hợp chất khác. Hàm lượng và các thành phần hóa học của tinh dầu hồi sẽ thay đổi tương đối trong những điều kiện sinh thái, thu hoạch và chưng cất khác nhau. Tinh dầu hồi đạt tiêu chuẩn thế giới phải có nồng độ trans-anethol từ 85% trở lên, ngoài ra thành phần cis-anethol, một thành phần có độc tính trong tinh dầu hồi, không được vượt quá 3%. Hiện nay các loại tinh dầu hồi lưu thông trên thế giới có hàm lượng chất trans-anethol khoảng đạt từ 85-90%, đặc biệt tinh dầu hồi Lạng Sơn có hàm lượng trans-anethol đạt đến 93-98%, trong khi đó hàm lượng cis-anethol lại rất nhỏ chưa đến 0.001%, nên vì thế tinh dầu hồi Việt Nam được đánh giá rất cao, có thể xem là tốt nhất thế giới.

Trong đông y tinh dầu hồi có tính ấm, vị cay được xem như phương thuốc dùng để khai vị, tiêu thực, sát trùng, trị hàn, kiện tỳ… Còn trong Tây y với những thành phần hóa học được nghiên cứu, tinh dầu hồi giúp tăng cường nhu đông ruột, giúp hỗ trợ trị đau bụng và các hoạt động của hệ tiêu hóa ngoài ra nó còn giúp giảm đau và khử đờm….



Dưới đây là những tác dụng của tinh dầu hồi được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống:

- Tinh dầu hồi dùng để trị các bệnh về đường hô hấp:

Tinh dầu hồi có khả năng kháng khuẩn, giúp diệt khuẩn và làm đường hô hấp sạch sẽ. Tinh dầu hồi còn có khả năng ức chế và tiêu diệt virus lao, nhờ đó mà phòng chống bệnh lao phổi. Tinh dầu hồi cũng có tác dụng làm tan đờm và trị nghẹt mũi rất hiệu quả. Cách sử dụng: cho 3 đến 4 giọt tinh dầu hồi vào chậu nước nóng dùng để xông mũi, 1 tuần xông 1 đến 2 lần rất hiệu quả trong việc phòng tránh cũng như điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp

- Tinh dầu hồi có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa:

Tinh dầu hồi hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp tiêu thực và trị các bệnh như buồn nôn, khó tiêu. Ngoài ra khả năng sát khuẩn cũng giúp tinh dầu hồi có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường ruột và bảo vệ hoạt động của toàn bộ hệ tiêu hóa. Các dùng: Pha 1 đến 2 giọt tinh dầu hồi vào nước để uống hằng ngày rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng chống bệnh. Khi bị lạnh bụng hoặc đau bụng, bạn cũng có thể thoa tinh dầu hồi vào vùng bụng để làm giảm nhẹ cơn đau và sự khó chịu..

- Tác dụng của tinh dầu hồi trong việc sát khuẩn:

Đây là đặc tính mạnh mẽ của tinh dầu hồi, tinh dầu hồi giúp sát khuẩn và phòng chống viêm nhiễm vết thương, phòng các bệnh ngoài da hiệu quả, nó còn giúp bảo vệ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Nhờ đặc tính kháng khuẩn này mà tinh dầu hồi giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

- Tác dụng của tinh dầu hồi trong việc giảm đau:

Triệu chứng đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở người già có thể nhanh chóng thuyên giảm nhờ khả năng giảm đau hiệu quả của tinh dầu hồi. Đối với những người bị đau nhức cơ do vận động nhiều cũng có thể dùng tinh dầu hồi xoa bóp để giảm co thắc cơ, xoa dịu và giúp các cơ được thư giản. Cách dùng: thoa trực tiếp tinh dầu hồi vào các vùng xương khớp và cơ bắp bị đau nhức để giảm liền sự khó chịu và giúp thư giản cơ bắp.

- Tinh dầu hồi dùng để trị các bệnh ngoài da:

Khả năng sát khuẩn, kháng nấm của tinh dầu hồi giúp ngăn ngừa và điều trị các căn bệnh ngoài da như nấm da, eczema… Cách dùng: Dùng trực tiếp hoặc pha chung với dầu dẫn (dầu dừa, dầu olive…) rồi thoa lên các vùng bị bệnh ngày 1 đến 2 lần để điều trị. Ngoài ra có thể pha 3 đến 4 giọt tinh dầu hồi vào bồn tắm để ngâm mình giúp khử trùng và làm sạch sâu làn da, phòng ngừa các vấn đề về da.

-Tinh dầu hồi dùng để trị các bệnh cảm mạo, phong hàn:

Với tính ấm và khả năng trị hàn, tinh dầu hoa hồi có khả năng trị được các bệnh cảm lạnh, sổ mủi, sốt rất hiệu quả. Bạn có thể dùng tinh dầu hồi thay thế dầu gió để làm ấm cơ thể giúp trừ hàn và làm cơ thể dễ chịu, nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh. Cách sử dụng: thoa tinh dầu hồi lên các vùng cơ thể để làm ấm cơ thể, nhớ lưu ý tránh các vùng có vết thương hở.

- Cách sử dụng tinh dầu hồi trị vết trầy xướt, bầm tím và các vết thương ngoài da:

Tinh dầu hồi có khả năng giúp làm sạch vết thương, hạn chế viêm nhiễm, đánh tan các vết bầm tím và cầm máu rất tốt. Cách dùng: thoa trực tiếp lên những vùng bầm tím hoặc khu vực lân cận của các vết thương, chú ý không để tinh dầu rơi vào miệng vết thương hở.

-Tinh dầu hồi mang tác dụng kích thích thần kinh và giúp tâm trí được thư giản bằng mùi hương đặc trưng của nó. Cách dùng: cho tinh dầu hồi vào đèn đốt tinh dầu để xông phòng, hương thơm vừa giúp thư giản đồng thời giúp khử mùi cho không khí.

Tinh dầu hồi với hương thơm dặc trưng có giá trị giúp thư giản đồng thời giúp sát khuẩn không khi rất tốt, giúp đẩy lùi các loại vi khuẩn và virut gây bệnh. Ngoài ra tính nóng cũng được áp dụng trong massage giúp thư giản cơ thể hiệu quả. Trong những nguyên cứu khoa học, tinh dầu hồi cũng giúp kích thích tuyến sữa các bà mẹ sau sinh và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

-Tác dụng của tinh dầu hồi trong ẩm thực

Hồi là thành phần quan trọng của ngũ vị hương – gói gia vị quen thuộc trong các món tẩm ướp thực phẩm của mọi gia đình. Ngoài ra, người đầu bếp cũng dùng trực tiếp tinh dầu hồi trong rất nhiều món ăn: phở, món hầm, cà ri,.. Thêm tinh dầu hồi, món ăn thêm tròn vị và nồng đượm hương thơm. Có thể nói rằng tinh dầu hồi đã giúp nâng tầm món ăn Việt, giúp món ăn Việt lan tỏa sức ảnh hưởng ra toàn thế giới.

-Sử dụng tinh dầu hồi trong làm đẹp

Không những có ý nghĩa thiết thực trong ẩm thực, hồi còn là món quà quý trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Bạn có thể sử dụng tinh dầu hồi để xông mặt. Nếu có điều kiện bạn nên dùng máy xông hơi chuyên dụng, còn không bạn chỉ cần lấy một chậu nước nóng, nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu, trùm khăn kín đầu. Hơi nước sẽ cuốn theo tinh dầu hồi làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp da mặt sạch sẽ và mịn màng hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xông mặt 1- 2 lần/ tuần và giữ mặt ở khoảng cách an toàn nhất định với chậu nước nóng.

-Mátxa Thư giãn cùng tinh dầu hồi

Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, chạy đua với thời gian, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác mêt mỏi, buồn phiền. Lúc này, bạn thử massage nhẹ nhàng cơ thể bằng tinh dầu hoa hồi hay đơn giản hơn là sử dụng phương pháp xông tinh dầu hồi. Dùng 1 chiếc đèn đốt tinh dầu, nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào đó để hương thơm lan tỏa khắp phòng, lúc đó, bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần thư thái hơn rất nhiều.

7.Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng tinh dầu hồi

Tinh dầu hồi được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe tuy nhiên vẫn có khả năng dị ứng với một số người. Vì thế bạn cần dùng thử lên một vùng da nhỏ và theo dõi phản ứng trong suốt 24 giờ trước khi dùng. Ngòai ra, đừng bao giờ bôi trực tiếp tinh dầu hồi lên da, hãy pha với dầu nền trước khi sử dụng. Khi dùng để uống, bạn cũng cần pha loãng tinh dầu hồi với nước ấm. Một lưu ý nhỏ trong việc sử dụng tinh dầu hồi nữa là không được dùng lên vết thương hở..

Cách bảo quản tinh dầu hồi

Để tinh dầu hoa hồi phát huy được tối đa hiệu quả vốn có, bạn cần học cách bảo quản đúng chuẩn. Tinh dầu hồi cần được để trong lọ sẫm màu, đặt nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Khi sử dụng, bạn nên chiết tinh dầu ra lọ nhỏ, vừa dễ mang theo người vừa không gây suy giảm chất lượng tinh dầu dự trữ. Nếu bảo quản đúng cách, tinh dầu có thể sử dụng được rất lâu, càng để lâu càng có mùi thơm đặc trưng, tác dụng càng tốt.


TINH DẦU HỒI LẠNG SƠN,CHẤT  LƯƠNG BẢO ĐẢM,  HIỆN CÓ BÁN TẠI 64 TRẦN HƯNG ĐAO, P7Q5,TP.HỒ CHÍ MINH.ĐT:028-62909067, 0912910033, 028-22159045



Xem thêm,xin mời vào trang Web:thienphuoc.com hay muabantp.com


Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tư vấn sức khỏe
RONG SỤN GAI- Sản phẩm nhiều dưỡng chất, dùng ăn sống, nấu canh, lám gỏi, sương sa - 09/12/2017
NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY KHÔNG NÊN ĂN CHUNG - 27/11/2017
Lá Dâm Dương Hoắc- Bổ Thận Tráng dương tắng sinh lý mạnh - 07/11/2017
NÊN NGỦ ĐÚNG GIỚ- Bài của TS NGUYỄN MẠNH HÙNG - 16/10/2017
Trà PHAN TẢ DIỆP- Giúp nhuận tràng, chống táo bón rất tốt - 14/10/2017
NỤ HOA TAM THẤT-CÓ RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG TỐT CHO SỨC KHỎE, ĐẶC BIẾT LÀ CHỮA MẤT NGỦ MÃN TÍNH RẤT TỐT - 10/10/2017
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NỤ VỐI CHO SỨC KHỎE - 26/09/2017
CAO NGỰA BẠCH- DÙNG BỒI BỔ CƠ THỂ, LÀM MẠNH GÂN CỐT, GIẢM NHỨC MỎI - 12/09/2017
HẠT METHI ẤN ĐỘ- Cứu tinh cho người bị tiểu đường - 05/09/2017
SẢN PHẨM CHỮA BÊNH GOUT, GIẢM NHỨC MỎI- TRÀ CERY - 28/08/2017
HẠT CHIA ÚC- CUNG CẤP DƯỢNG CHẤT CHO NGƯỜI ỐM, NGƯỜI ĂN CHAY, VẬN ĐỘNG VIÊN, LAO ĐỘNG NẶNG - 19/08/2017
HIỂU VỀ SỰ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ - 07/08/2017
Lá NEEM Ấn Độ- Chữa tiểu đường, nhức mỏi, tiêu viêm - 25/07/2017
TÁO BÓN VÀ PHÒNG NGỪA TÁO BÓN - 06/06/2017
Hoa ĐU ĐỦ ĐỤC- Hỗ trợ phòng và chống ung thư tốt - 02/06/2017
GIÁ ĐỖ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - 19/05/2017
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ - 19/05/2017
NHỮNG TÁC DỤNG RẤT TỐT CỦA ỚT - 09/05/2017
DẤU HIỆU GAN BỊ TỔ THƯƠNG - 06/05/2017
THẦN DƯỢC TÂY TẠNG - 27/04/2017
NƯỚC UỐNG THẾ NÀO CHO SỨC KHỎE - 18/04/2017
LÁ DUNG- CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG, MÁT GAN, HỖ TRỢ TIÊU HOÁ - 15/04/2017
BÉO PHÌ VÀ SỰ QUAN TÂM ĐẾN BÉO PHÌ - 22/03/2017
CÀ GIA LEO-GIÚP GIẢI ĐỘC GAN, GIẢM CHOLESTEROL, GIÃ RƯỢU TỐT - 22/03/2017
NHỮNG BÍ QUYẾT THỰC SỰ HỮU ÍCH CHO CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA - 02/02/2017
10 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO TIM MẠCH - 11/12/2016
HUYẾT ÁP VÀ LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SỸ - 04/12/2016
DẤU HIỆU GAN BỊ TỔN THƯƠNG - 27/10/2016
RAU DIẾP CÁ VÀ BỆNH TRĨ - 26/10/2016
Những việc cần làm hàng ngày để tốt cho sức khỏe - 08/10/2016
Bệnh Gout và điều trị - 08/10/2016
Cách nhận biết tương ớt có chất độc hại - 08/10/2016
Bệnh tiểu đường - 08/10/2016
Cách phân biệt giữa gừng Việt Nam và gừng Trung Quốc - 08/10/2016
Huyết áp chuẩn - 08/10/2016
Các loại củ không nên ăn vỏ - 08/10/2016
Những loại thực phẩm không nên ăn chung - 08/10/2016
Táo bón và cách phòng ngừa - 08/10/2016
Uống nước thế nào để tốt cho sức khỏe - 08/10/2016
Trang 2/2: Trước  1, 2
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website