CÔNG DỤNG LÀM THUỐC CỦA TRÂU

CÔNG DỤNG LÀM THUỐC CỦA TRÂU
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
27/02/2021 | 15:53

CÔNG DỤNG LÀM THUỐC CỦA TRÂU


Từ trước đến giờ người ta chỉ biết nuôi trâu để dùng làm sức kéo (cày, bừa, chở lúa...) và làm thịt. Về công dụng làm thuốc của con trâu thường ít người biết đến. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những công dụng làm thuốc khá hay của con trâu.

- Thịt trâu: Thịt trâu là món ăn đã rất quen thuộc với mọi người. Thịt trâu có vị ngọt, tính mát, không độc, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.Theo Đông Y, thịt trâu có tác dụng trị được chứng phong thấp, sưng tê, đau lưng, phù chân, bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt. Thịt trâu là món ăn mà nhiều người ưa chuộng đôi khi còn hơn cả thịt bò (do thịt trâu ít mỡ hơn thịt bò)

- Răng trâu:Răng trâu còn gọi là Ngưu xỉ. Người ta bào chế Ngưu xỉ bằng cách tán bột sau khi đốt cho cháy răng trâu và nhúng vào giấm. Bột Ngưu xỉ có tác dụng điều trị chốc đầu ở trẻ con, răng long ở người già và chống bệnh động kinh.

- Da trâu:Da trâu tên thuốc gọi là Ngưu bì. Da trâu vốn chứa các chất canxi, gepatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc. Da trâu có thể dùng làm thuốc chữa phong thấp, chân tay đau nhức, giảm đau, cầm máu, chữa tiểu són, táo bón…Da trâu đem cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo. Da trâu được nấu rồi cô đặc lại gọi là a dao. Dùng khi chữa bệnh, a dao có tên là ngưu dao ẩm. Người ta dùng ngưu dao ẩm sắc với rượu để trị các chứng bệnh như ghẻ ngứa, nhọt độc...

- Cao xương trâu:Dùng xương trâu nấu cao đơn thuần hoặc phối hợp với các loại xương khác như xương gà, heo, chó, dê, trăn, khỉ... thành cao xương hỗn hợp để làm thuốc bổ gân xương, bồi bổ canxi, chất keo cho các đối tượng già yếu, trẻ em chậm biết đi. Lấy cao xương hỗn hợp, phối thêm vài vị thảo dược như ngũ gia bì, đảng sâm, thục địa, cẩu tích sẽ cho tác dụng tăng dược tính hơn của bài thuốc cần dùng.

- Xương trâu:Dùng xương tươi mới, chặt đoạn nhỏ (cả tủy) ninh với bí đỏ, cà rốt, măng, khoai tây… để bồi bổ sức khoẻ.

- Sữa trâu: Sữa trâu dùng để uống như các loại sữa khác sau khi đã nấu chín để bồi bổ cơ thể. Sữa trâu có hàm lượng chất béo thấp nên có lợi cho việc cải thiện sức khỏe tim

mạch. Nó giúp cân bằng mức cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Với hàm lượng protein cao, sữa trâu cũng giúp cơ thể phát triển nhanh và khỏe hơn, nhất là với trẻ em và thanh thiếu niên. Hàm lượng vitamin A và C trong sữa trâu đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch. Sữa trâu giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các gốc tự do, độc tố và hạn chế nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Sữa trâu có nhiều canxi hơn sữa bò nên khả năng giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, cải thiện khả năng phục hồi xương tốt hơn. Sữa trâu có hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh thiếu máu. Bằng cách tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể, sữa trâu giúp tăng cường lượng oxy, nhờ đó cải thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, sữa trâu có hàm lượng chất béo cao, uống quá nhiều sữa trâu có thể khiến bạn tăng cân đột ngột. Người cao tuổi nên tránh dùng sữa trâu vì uống nhiều có thể gây ra bệnh tiểu đường.

- Sừng trâu: hay là ngưu giác hoặc thủy ngưu giác, đã được Tuệ Tĩnh viết trong tác phẩm "Nam dược thần hiệu” và Hải Thượng Lãn Ông ghi trong "Lĩnh Nam bản thảo”, theo đó, dùng chữa nhiệt bệnh, đau đầu, trẻ em kinh phong (co giật) hầu họng sưng đau, ban chẩn, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam) và sang độc.

Sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao. Các nhà khoa học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu, cho thấy việc sử dụng sừng trâu mang lại kết quả điều trị cơ bản với nhiều loại bệnh.

Thầy thuốc



Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tư vấn sức khỏe
RONG SỤN GAI- Sản phẩm nhiều dưỡng chất, dùng ăn sống, nấu canh, lám gỏi, sương sa - 09/12/2017
NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY KHÔNG NÊN ĂN CHUNG - 27/11/2017
Lá Dâm Dương Hoắc- Bổ Thận Tráng dương tắng sinh lý mạnh - 07/11/2017
NÊN NGỦ ĐÚNG GIỚ- Bài của TS NGUYỄN MẠNH HÙNG - 16/10/2017
Trà PHAN TẢ DIỆP- Giúp nhuận tràng, chống táo bón rất tốt - 14/10/2017
NỤ HOA TAM THẤT-CÓ RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG TỐT CHO SỨC KHỎE, ĐẶC BIẾT LÀ CHỮA MẤT NGỦ MÃN TÍNH RẤT TỐT - 10/10/2017
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NỤ VỐI CHO SỨC KHỎE - 26/09/2017
CAO NGỰA BẠCH- DÙNG BỒI BỔ CƠ THỂ, LÀM MẠNH GÂN CỐT, GIẢM NHỨC MỎI - 12/09/2017
HẠT METHI ẤN ĐỘ- Cứu tinh cho người bị tiểu đường - 05/09/2017
SẢN PHẨM CHỮA BÊNH GOUT, GIẢM NHỨC MỎI- TRÀ CERY - 28/08/2017
HẠT CHIA ÚC- CUNG CẤP DƯỢNG CHẤT CHO NGƯỜI ỐM, NGƯỜI ĂN CHAY, VẬN ĐỘNG VIÊN, LAO ĐỘNG NẶNG - 19/08/2017
HIỂU VỀ SỰ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ - 07/08/2017
Lá NEEM Ấn Độ- Chữa tiểu đường, nhức mỏi, tiêu viêm - 25/07/2017
TÁO BÓN VÀ PHÒNG NGỪA TÁO BÓN - 06/06/2017
Hoa ĐU ĐỦ ĐỤC- Hỗ trợ phòng và chống ung thư tốt - 02/06/2017
GIÁ ĐỖ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - 19/05/2017
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ - 19/05/2017
NHỮNG TÁC DỤNG RẤT TỐT CỦA ỚT - 09/05/2017
DẤU HIỆU GAN BỊ TỔ THƯƠNG - 06/05/2017
THẦN DƯỢC TÂY TẠNG - 27/04/2017
NƯỚC UỐNG THẾ NÀO CHO SỨC KHỎE - 18/04/2017
LÁ DUNG- CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG, MÁT GAN, HỖ TRỢ TIÊU HOÁ - 15/04/2017
BÉO PHÌ VÀ SỰ QUAN TÂM ĐẾN BÉO PHÌ - 22/03/2017
CÀ GIA LEO-GIÚP GIẢI ĐỘC GAN, GIẢM CHOLESTEROL, GIÃ RƯỢU TỐT - 22/03/2017
NHỮNG BÍ QUYẾT THỰC SỰ HỮU ÍCH CHO CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA - 02/02/2017
10 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO TIM MẠCH - 11/12/2016
HUYẾT ÁP VÀ LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SỸ - 04/12/2016
DẤU HIỆU GAN BỊ TỔN THƯƠNG - 27/10/2016
RAU DIẾP CÁ VÀ BỆNH TRĨ - 26/10/2016
Những việc cần làm hàng ngày để tốt cho sức khỏe - 08/10/2016
Bệnh Gout và điều trị - 08/10/2016
Cách nhận biết tương ớt có chất độc hại - 08/10/2016
Bệnh tiểu đường - 08/10/2016
Cách phân biệt giữa gừng Việt Nam và gừng Trung Quốc - 08/10/2016
Huyết áp chuẩn - 08/10/2016
Các loại củ không nên ăn vỏ - 08/10/2016
Những loại thực phẩm không nên ăn chung - 08/10/2016
Táo bón và cách phòng ngừa - 08/10/2016
Uống nước thế nào để tốt cho sức khỏe - 08/10/2016
Trang 2/2: Trước  1, 2
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website