CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI TRÀ

CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI TRÀ
DONGHUONGQUANGTRI.COM »
28/08/2018 | 14:24

Ngày nay, trà được chứng minh là một trong những loại thức uống tốt nhất cho sức khỏe và sắc đẹp và ngày càng được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi. Trà là một loại thức uống được nhân loại dùng từ rất lâu trong lịch sử vì hương thơm ngon tao nhã của nó.
N
gày nay, trà được chứng minh là một trong những loại thức uống tốt nhất cho sức khỏe và sắc đẹp và ngày càng được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi. Trà có nhiều loại, trà xanh, trà đen, trà ô long… Trà ô long có công nghệ chế biến riêng tạo ra hương vị khác biệt. Bên cạnh đó, trà ô long cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp cơ thể. Theo Đông y, trà có vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh: tâm, can, tỳ, phế, thận. Vị đắng nên có thể tả hạ (tẩy xổ), táo thấp, giáng nghịch. Vị ngọt nên bổ ích, hòa hoãn. Tính mát nên thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc. Độc đáo trong chế biến Trà ô long (hay oolong, olong) là một giống trà quý có nguồn gốc, được trồng nhiều ở Trung Quốc và nổi tiếng nhất là ở Đài Loan. Trà ô long được chế biến theo phương pháp lên men không hoàn toàn (khoảng 20 - 70%) và sản phẩm có hình dạng viên tròn đặc trưng. Trà ô long có mùi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh. Trà ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Camellia Sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tất cả các loại trà như: trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà ô long)… đều được chế biến từ loài này. Sau khi được hái về, tùy vào quy trình chế biến ở mức độ oxy hóa khác nhau mà ta sẽ có được những sản phẩm trà với tên gọi khác nhau. Như trà đen là trà được cho lên men hoàn toàn rồi sấy khô, trà xanh là trà tươi không cho lên men, trong khi đó trà ô long (còn gọi là trà đỏ) là trà xanh được lên men nửa chừng. Nhờ quy trình bán lên men, lượng men trong trà ô long rất tốt cho những người bị mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng như các vấn đề về gan và thận. Hiểu một cách đơn giản, trà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành. Chính vì thế, cũng như các loại khác, trà ô long cũng được trồng ở những vùng núi đồi trên khắp Việt Nam mà chủ yếu là tại Thái Nguyên, Mộc Châu, Yên Bái hay Lâm Đồng. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol giúp ngăn ngừa ca gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Để sản xuất được trà ô long, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh chất lượng. Trà phải được hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Những lợi ích Trà ô long được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol, một chất làm tăng cường hoạt động của enzym SOD (superoxide dismutase), giúp ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, những thành phần tự nhiên trong lá trà ô long có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trà ô long có tác dụng kích hoạt sự trao đổi chất cơ bản. Quy trình trao đổi chất cơ bản tạo ra năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì các chức năng quan trọng. Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các oxy hoạt tính, một loại oxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng oxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như: ung thư, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tim mạch… Các nhà nghiên cứu nói rằng nồng độ cao các chất chống oxy hóa trong trà xanh gọi là catechins có thể có lợi cho sức khỏe. Catechins của trà xanh đặc biệt gọi là EGCG có thể giúp giảm tiến trình gây bệnh động mạch vành qua tác dụng trên cholesterol xấu LDL. Uống trà còn kiềm chế được sự thèm ăn khiến cơ thể không hấp thu quá nhiều chất béo, thúc đẩy cơ chế trao đổi chất khiến lượng năng lượng bị đốt cháy gia tăng. Cách uống Cần uống trà đúng cách, đúng thời điểm. Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng, khi thức dậy và sau khi đã ăn sáng ít nhất 30 phút tới 1 giờ đồng hồ vì sau một đêm dài đã làm cơ thể tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào mỗi buổi sáng sẽ bổ sung kịp thời lượng nước và có thể hạ huyết áp, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn. Hoặc sau các bữa ăn mặn, một ly trà giúp lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể hoặc sau các bữa ăn có quá nhiều dầu mỡ khoảng 30 phút. Các thành phần có trong trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm quá trình hấp thụ chất béo trong thức ăn cũng như vitamin mà cơ thể cần. Uống trà tốt nhất sau bữa ăn 30 phút tới 1 giờ. Để kiểm soát sự thèm ăn nên uống trà trước bữa ăn một giờ Chú ý: trong trà ô long cũng như các loại trà khác có chứa caffeine. Caffeine trong trà như thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng chỉ gây hại nếu dùng quá mức (khoảng 300mg caffein tương đương với 6 cốc trà). Nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi. Hàm lượng caffeine trong trà có tác dụng tốt với một số người, nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác. Uống quá nhiều trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và gây khó ngủ.
                                                                 BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ





Tại 64 Trần Hưng Đạo,P7Q5, TP Hồ Chí Minh, có bán các loại trà gon của Việt Nam, Đài Loan, chất lượng và giá tốt. Khách có nhu cần xin liên hệ sộ ĐT: 028-62909067, 0912910033


Xem thêm, xin mời vào trang web:thiephuoc.com hay muabantp.com
Lên đầu trang   Trở lại  
 
Tư vấn sức khỏe
HÔI MIỆNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA - 02/03/2024
THẢI ĐỘC CHO CƠ THỂ---Thấy thuốc - 23/02/2024
SỨC KHỎE CHO BÀ CON ĐỒNG HƯƠNG - 18/10/2023
LOÃNG XƯƠNG - 05/10/2022
HÔI MIỆNG VÀ PHÒNG NGỪA - 10/09/2022
CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT - 02/09/2022
BỆNH GOUT VÀ CÁCH CHỮA - 10/07/2022
CÔNG DỤNG LÀM THUỐC CỦA TRÂU - 27/02/2021
NGƯỜI GIÀ NÊN BIẾT - 08/12/2020
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA - 02/07/2020
CÔNG DỤNG CỦA VỎ HẠT MÃ ĐỀ ẤN ĐỘ - 29/09/2019
VÌ SAO NGƯỜI TA THƯỜNG DÙNG TINH DẦU QUẾ - 29/09/2019
BỆNH GOUT, CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ - 29/09/2019
TÁO BÓN Ở NGƯỜI CAO TUỔI - 29/09/2019
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA BỘT QUẾ - 29/09/2019
Cảnh giác đột quỵ lúc giao mùa - 27/09/2019
UỐNG NƯỚC THẾ NÀO ĐỂ SỨC KHỎE TỐT - 17/08/2019
ỚT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ỚT - 25/02/2019
ĐAU DẠ DÀY VÀ BIỆN PHÁP CẦN LƯU Ý - 08/02/2019
Công dụng chữa bệnh của chuối hột rừng - 15/01/2019
Tác dụng chữa bệnh của cây Bồ Công Anh - 10/01/2019
TINH DẦU HOA SEN-Những công dụng hữu ích trong đời sống và sức khỏe - 12/09/2018
Công dụng phòng ngừa và chữa bệnh ung thư của Cây Xạ Đen - 07/09/2018
NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỚI CỦA DẦU DỪA MÀ BẠN CHƯA BIẾT - 05/09/2018
Quả KHA TỬ và công dụng chữa viêm họng, khản tiếng - 29/08/2018
CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI TRÀ - 28/08/2018
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA MẬT ONG RỪNG - 13/08/2018
MẤT NGỦ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC - 03/08/2018
Công dụng quý báu của sâm Hàn Quốc - 01/08/2018
CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CỦA TINH DẦU HỒI LẠNG SƠN TRONG SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG - 20/07/2018
Công dụng của cây Trinh Nữ Hoàng Cung trong việc chữa U Xơ và Tuyến Tiền Liệt - 15/07/2018
Công dụng của Trà Phỗ Nhĩ với sức khỏe - 06/07/2018
BỆNH ĐAU DẠ DÀY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA, CHỮA TRỊ - 30/06/2018
GIẢO CỔ LAM VÀ CÔNG DỤNG CỦA GIẢO CỔ LAM - 28/06/2018
SÂN HÀN QUỐC VÀ CÔNG DỤNG CỦA SÂM HÀN QUỐC - 26/06/2018
BỘT QUẾ VÀ MÂT ONG RỪNG-NHIỀU CÔNG DỤNG QUÝ KHÔNG NGỜ - 22/06/2018
Công dụng của Cao Xương Mèo đen, dùng chữa bệnh GOUT, giảm nhức mỏi - 17/06/2018
Những điều cần biết về trà O LONG - 14/06/2018
Tác dụng của Nụ Hoa Tam Thất - 02/06/2018
MƯỚP ĐẮNG VÀ CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH - 24/05/2018
HÔI MIỆNG VÀ PHÒNG NGỪA - 06/05/2018
DÙNG ĐÁ MUỐI HIMALAYA, MATA CHÂN, GIÚP THÔNG HUYẾT, GIẢM NHỨC MỎI, CHO GIẤC NGỦ NGON - 04/05/2018
RAU DIẾP CÁ VÀ CÔNG DỤNG CỦA RAU DIẾP CÁ - 30/04/2018
NHIỆT MIỆNG, HÔI MIỆNG-NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM - 25/04/2018
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA - 23/04/2018
HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA MÙA NÓNG - 22/04/2018
TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI - 20/04/2018
BỆNH DẠ DÀY VÀ ĐIỀU TRỊ DẠ DÀY - 04/02/2018
25 LÝ DO KHIẾN BẠN CẦN PHẢI SỬ DỤNG BỘT QUẾ - 03/02/2018
Trà hoa CÚC- dưỡng gan, giải độc, thanh nhiệt, đẹp da, sáng mắt - 25/01/2018
Trang 1/2: 1, 2  Sau
 
Tìm kiếm
Tin bài mới nhất
Liên kết website